Diễn biến thị lực trước và sau điều trị:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng vogt koyanagi harada (Trang 49 - 53)

Biểu đồ 3.6. Diễn biến thị lực trước và sau điều trị.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 35 bệnh nhân nghiên cứu có 32 bệnh nhân (91,4%) bệnh nhân có thị lực cải thiện, chuyển sang mức độ tốt hơn. Có 3 bệnh nhân (8,6%) thị lực không cải thiện, và không có bệnh nhân nào thị lực xấu đi.

Mức thị lực Trước ĐT Sau ĐT Số bệnh nhân

3.3.3. Nhãn áp sau điều trị Bảng 3.16. Nhãn áp sau điều trị Nhãn áp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) <14mmHg 0 0 14-24 mmHg 33 94,3 >24 mmHg 2 5,7

Trong quá trình điều trị 35 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, có 2 trường hợp nhãn áp tăng trên 24mmHg nhưng điều chỉnh với thuốc hạ nhãn áp. Nhãn áp trung bình sau điều trị là 19,7 ±1,4. Nhãn áp này được lấy ở thời điểm khám gần đây nhất của bệnh nhân.

3.3.4. Tyndall sau điều trị:

Biểu đồ cột giống thị lực trước sau điều trị Biểu đồ 3.7. Tyndall trước và sau điều trị

Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tuần Sau 1 tháng

Tyndall (-) 4 bệnh nhân 18 bệnh nhân 0

Tyndall (+) 4 bệnh nhân 9 bệnh nhân 0

Tyndall (++) 4 bệnh nhân 8 bệnh nhân 0

Tyndall (+++) 13 bệnh nhân 0 bệnh nhân 0

Tyndall (++++) 10 bệnh nhân 0 bệnh nhân 0

Trước điều trị đa số bệnh nhân có tyndall với các mức độ khác nhau: (+) có 4 bệnh nhân , (++) có 4 bệnh nhân, (+++) có 13 bệnh nhân, (++++) có 10 bệnh nhân. Mức tyndall trung bình trước điều trị là 2,6 ± 1,3. Sau điều trị 1 tuần thì 17 bệnh nhân còn dấu hiệu tyndall, 9 bệnh nhân ở mức tndall (+) và 8 bệnh nhân tyndall (++). Sau điều trị 1 thỏng thỡ khụng bệnh nhân nào còn tyndall tiền phòng. Kiểm định thống kê thấy có sự khác biệt về tyndall tiền phòng trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p=0,00.

3.3.5. Diễn biến bong võng mạc nội khoa sau điều trị: Biểu đồ cột

Biểu đồ 3.8.Diễn biến bong võng mạc nội khoa

Triệu chứng Trước điều trị Sau điều trị 1 tuần Sau điều trị 1 tháng Không BVM 13 23 35 BVM 22 12 0 Tổng số 35 35 35

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, trước điều trị có 22 bệnh nhân được chẩn đoán là có bong võng mạc nội khoa, sau 1 tuần còn 12 bệnh nhân và sau 1 thỏng thỡ không có bệnh nhân nào còn triệu chứng bong võng mạc nội khoa.

3.3.6. Kết quả đáp ứng điều trị:

Bảng 3.17.Kết quả đáp ứng điều trị

Điều trị Sau 1 tuần Sau 1 tháng Sau 1 tháng

Có kết quả 23 31 31

Không có kết

Tổng số 35 100 100

Theo kết quả của chúng tôi, trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, ở thời điểm sau khi bắt đầu điều trị 1 tuần, 23 bệnh nhân được đánh giá là điều trị có kết quả: Thị lực tăng, dấu hiệu viêm giảm, tại thời điểm này còn 12 bệnh nhân điều trị chưa cho kết quả tốt: thị lực không tăng, dấu hiệu viêm tiến triển chậm. Ở thời điểm sau điều trị 1 tháng, có 31 bệnh nhân (88,6%) điều trị có kết quả: thị lực cải thiện từ mức độ kộm lờn mức độ tốt hơn và dấu hiệu viêm thuyên giảm, có 4 bệnh nhân điều trị không có kết quả, dấu hiệu viờm cú giảm nhưng không hết hoàn toàn, thị lực không cải thiện, trong đó có 2 bệnh nhân ghi nhận có biến chứng đục TTT. Thời điểm sau 3 tháng điều trị, 31 bệnh nhân điều trị có kết quả ở thời điểm sau 1 tháng vẫn có đáp ứng tốt, 4 bệnh nhân còn lại, dấu hiệu viờm tuy giảm nhiều nhưng không hết hoàn toàn, thị lực không cải thiện.

3.3.7. Đặc điểm biến chứng Bảng 3.18. Biến chứng. Biến chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ ( %) Đục TTT 2 5,7 Tăng NA 2 5,7 Khác 0 0

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, quá trình điều trị và theo dõi chúng tôi phát hiện có 4 trường hợp có biến chứng (11,4%), trong đó có 2 trường hợp bị đục TTT cực sau và 2 trường hợp tăng NA nhưng NA điều chỉnh với thuốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng vogt koyanagi harada (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w