Viêm màng bồ đào trong hội chứng VKH gây đục các môi trường trong suốt, cùng với các ổ viêm hắc mạc và bong võng mạc nội khoa nên tất cả bệnh nhân đều có giảm thị lực. Mức độ giảm thị lực ở 2 mắt thường tương đồng. Ở nghiên cứu của chúng tôi, 35 bệnh nhân đến khám đều có thị lực
giảm dưới 20/40. Trong số đó, chỉ có 8 bệnh nhân (22,8%) thị lực trên 20/400 (DNT 3m), còn 27 bệnh nhân còn lại (77,2%) có thị lực từ ST (+)- DNT 3m
Số liệu của chúng tôi tương đương với báo cáo của tác giả Sandeep (2000), 92% bệnh nhân giảm thị lực cả 2 bên mắt và thời điểm đến khám đầu tiên thị lực dưới 20/400 chiếm 81,4% [32].
Số liệu này thể hiện bệnh ảnh hưởng thị lực ở mức nghiêm trọng, với thị lực dưới DNT 3m đã ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên số liệu này cũng có thể do chủ yếu nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân nội trú, và thường những bệnh nhân thị lực thấp hoặc có biến chứng mới được cho điều trị nội trú, những bệnh nhân dấu hiệu viêm nhẹ hơn và thị lực giảm ớt đó được điều trị ngoại trú và chúng tôi không lấy được số liệu.
4.2.4.Nhãn áp trước điều trị:
Theo kết quả, 35 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có nhãn áp trong giới hạn bình thường. Nhãn áp trung bình của nhóm bệnh nhân là 18,3 ±1,3.
Theo một nghiên cứu hồi cứu về 486 bệnh nhân VKH ở Trựng Khỏnh, Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2010 [63], có 8 bệnh nhân có nhãn áp cao ở thời điểm bắt đầu điều trị, và họ đến khám với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với Glụcụm gúc đúng, cỏc tác giả trong nhóm nghiên cứu có nhận xét các bệnh nhân có nhãn áp cao ở thời điểm bắt đầu thường là nữ và lớn tuổi, tuổi trung bình của 8 bệnh nhân trên là 55,6.
Theo nghiên cứu trờn thỡ tỷ lệ nhãn áp cao ở thời điểm bắt đầu đến khám chiếm tỷ lệ 1,6%. Tỷ lệ này khá thấp và có thể do nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trên 35 bệnh nhân, nên ở thời điểm khám lần đầu chúng tôi không phát hiện trường hợp nào nhãn áp cao.
Hơn nữa, trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, có 33 bệnh nhân (94,3%) đến khám trong thời gian 1 tháng đầu của bệnh, đây không phải là giai đoạn
thường gặp của biến chứng tăng nhãn áp [62], [32]. Vì vậy số liệu nhãn áp ở thời điểm bệnh nhân đến khám của chúng tôi là phù hợp.
4.2.5.Đặc điểm theo phân loại
Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, có 23 bệnh nhân (65,7%) ở nhóm không đầy đủ hội chứng: Có triệu chứng viêm MBĐ tại mắt và dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh, nhóm có đủ các triệu chứng tại mắt, hệ thần kinh và da gồm 8 bệnh nhân (22,9%), và nhóm chỉ có triệu chứng tại mắt có 4 bệnh nhân (11,4%).
Theo Nussenblatt [9], trong một nghiên cứu của Lertsumitkul thực hiện trên 75 bệnh nhân VKH năm 1999, tỷ lệ bệnh nhân chỉ có triệu chứng tại mắt là 16,9%, có triệu chứng tại mắt và da là 14,1%, tỷ lệ nhóm có triệu chứng ở mắt và hệ thần kinh là 42,3% và nhúm cú đầy đủ tổn thương tại mắt, hệ thần kinh và da chiếm 26,7%. Như võy, nhúm đầy đủ hội chứng VKH chiếm 26,7%, nhóm không đầy đủ hội chứng VKH chiếm 56,4% và nhóm có thể VKH chiếm tỷ lệ 16,9%. Các tỷ lệ trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với số liệu trên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 88,6% bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương ngoài mắt, bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu và ù tai trước khi có dấu hiệu tại mắt, giai đoạn sau có dấu hiệu ở da. Tuy đây không phải là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh nhưng là một đặc điểm rất có ý nghĩa giúp ta hướng đến chẩn đoán cho bệnh nhân trong khi khai thác tiền sử.
Trong nghiên cứu 87 bệnh nhân ở Ấn Độ của Sandeep [32], 64% trường hợp có triệu chứng ngoài mắt, và dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương gặp nhiều nhất, chiếm 47,1%. Tỷ lệ này được cho là khác nhau ở các nhóm nghiên cứu và phụ thuộc vào chủng tộc. Theo các nghiên cứu thì Nhật được đánh giá là nơi mà bệnh nhân cú cỏc triệu chứng ngoài mắt ở thời điểm bắt
đầu khám cao nhất với tỷ lệ 74,1% [26] và thấp hơn là bệnh nhân ở Châu Âu [64] với 55%.
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, 88,6% bệnh nhân có triệu chứng ngoài mắt chiếm tỷ lệ khá cao và tương đối giống với nhóm bệnh nhân Nhật Bản [26].