Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đơng đến 106°05' Đơng. Với diện tích 11.133,4 km2, dân số 3,400.239 triệu người (năm 2010). Phía Bắc giáp các tỉnh Ninh Bình, Hịa Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam nằm liền kề Nghệ An với đường ranh giới hơn 160 km. Phía Tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192 km. Phía Đơng mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông, với đường bở biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo hướng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Thanh Hóa cách thủ đơ Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1560 km về hướng Bắc. Đây là tỉnh lớn của Việt Nam
Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đơng Sơn. Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình
phát triển với các giai đoạn văn hố: Cồn Chân Tiên, Đơng Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Ngun – Đồng Đậu – Gị Mun ở lưu vực sông Hồng . Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hố Đơng Sơn ở Thanh Hóa đã tỏ sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.
Về tổ chức hành chính, tính đến ngày 5/8/1999, Thanh Hóa có 24 huyện gồm(Triệu Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Đơng Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nơng Cống, Nga Sơn, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định), 2 thị xã (thị xã Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn) và 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Thanh hóa) với 630 xã, phường, thị trấn 5759 thơn, xóm, làng, bản, phố trong đó có 7 dân tộc gồm: Kinh, Mường, Thái, H’mơng, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị, Năm 2009 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc và Đơng bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía Nam và đơng Nam giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đơng Sơn, phía tây bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Thành phố có diện tích tự nhiên 57,8 km2, có 18 phường, xã với tốc độ tăng GDP 20% trong giai đoạn 2006 – 2010, GDP trên đầu người năm 2007 đạt 1460 USD/ năm.
Về địa hình: Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Ở phía
tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và rộng về phía Đơng Nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn
về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm 3 vùng rõ rẹt:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích tồn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o
- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích tồn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sơng n và Sơng Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vơi độc lập. Đồng bằng Sơng Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sơng Hồng
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích tồn tỉnh, với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sơng. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hồ (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu cơng nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
Về khí hậu: Thanh Hóa vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với
một mùa đông (tuy ngắn) lạnh và khơ; vừa mang những tính chất riêng của khí hậu Trung Bộ. Mùa mưa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ. Ðồng thời, Thanh Hóa cịn có những ngày khơ nóng do chịu ảnh hưởng phơn Tây - Nam thổi từ Lào sang. Nhìn chung, khí hậu Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23C – 24C ở vùng đồng bằng - trung du; 20C ở vùng núi. Lượng mưa trung bình 1.600 - 2.000 mm/năm, số ngày nắng trung bình 2.000 giờ/ năm. Độ ẩm trung bình 84%. Số lượng bão khác nhiều, thường bắt đầu vào tháng 8, nhiều nhất là vào thánh 10, 11. Chế độ khí hậu ở Thanh Hóa diễn biến rất phức tạp theo thời gian và không gian.
Về tài ngun đất: Thanh Hố có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong
đó đất sản xuất nơng nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Về tài nguyên rừng: Thanh Hố là một trong những tỉnh có tài ngun
rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hố chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, lồi; có các loại gỗ q hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngồi ra cịn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thơng nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hố là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000ha
Rừng Thanh Hố cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các lồi bị sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây Nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật qúy hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Về tài nguyên khống sản: Thanh Hóa có nguồn tài ngun khống sản
phong phú và đa dạng. Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết trên địa bàn tỉnh đã phát hiện có 296 mỏ và điểm khoảng sản với 28 loại khoáng sản rắn, khoáng sản nhiên liệu, khống chất cơng nghiệp, đá q, vật liệu xây dựng, nước hoáng… Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn cịn nhiều vấn đề đáng lưu tâm.
Đến tháng 9-2009, tồn tỉnh đã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản cho 540 doanh nghiệp, trong đó khai thác, chế biến khống sản là 77 doanh nghiệp; chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và phụ gia xi măng có 460 doanh nghiệp; chế biến nước khống có 3 doanh nghiệp… Về thăm dị, có 2 đơn vị địa chất trung ương, 1 đơn vị của tỉnh và 2 doanh nghiệp ngoài Nhà nước đăng ký chức năng điều tra địa chất, thăm dị khống sản và tư vấn thiết kế mỏ. Trong những năm gần đây, thực hiện quy định của Nhà nước, các ngành Tài ngun và Mơi trường đã có cố gắng trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khống sản, cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản; đã thực hiện quy hoạch một số khống sản như crơm, sắt, vật liệu xây dựng thông thường. Các địa phương trong tỉnh cũng đã tập trung thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khống sản, bảo vệ mơi trường, bảo đảm an ninh, trật tự các khu vực có khống sản. Các huyện như Triệu Sơn, Như Thanh, Nơng Cống, Hà Trung, Ngọc Lặc… đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai dự án. Hoạt động của các ngành và địa phương đối với lĩnh vực này đã góp phần giải quyết cơ bản tình trạng khai thác quặng trái phép, tham mưu lựa chọn được các nhà đầu tư khai thác, chế biến.
Về tiềm năng du lịch: Thanh hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Năm
2007 du lịch Thanh Hóa đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là khách trong nước đến thăm quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn. Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đang xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Năm 2007 Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong chương trình “Hành trình một nghìn năm các kinh đơ Việt Nam”. Phối hợp
cùng Nghệ An và Ninh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ.
Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh gồm:
Bãi biển tắm Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hịa (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bén En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thủy), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)…lợi thế địa lý, giao thơng và với lịng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hóa sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Về tài nguyên biển và thủy sản: Thanh Hóa có trên 102 km bờ biển, vùng
lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tơm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho ni trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể ni cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sị. Hiện nay Thanh Hóa có 135 tàu đánh bắt xa bờ. Hàng năm, khả năng khai thác trên 100.000 tấn hả sản các loại. Nhiều loại đặc sản như: cá (cá chim, thu, nụ đé, cá hồng, cá nục, cá ngừ…); tôm (tôm he, tôm hộp, tôm hùm); mực (mực ống, mực nang)… Dự kiến phát triển nguyên liệu thủy, hải sản đến năm 2012 của tỉnh: tổng sản lượng khai thác trên 80.000 tấn, trong đó có các loại đặc sản như: mực, tôm… Sản lượng thủy sản nuôi nước mặn và nước lợ là 15.000 tấn, trong đó chủ yếu là các loại tơm và đặc sản.
Về giao thơng: Thanh Hóa có hệ thống giao thơng thuận lợi, là một trong
những tỉnh có cả 3 hệ thống giao thông cơ bản là đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trong đó, đường bộ có 6 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 800 km, gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh… sang trung Lào theo quốc
lộ 217,đến thượng Lào theo đường xuyên ASEAN. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Thah Hóa dài 92 km, có nhánh rẽ vào khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu cơng nghiệp Nghi Sơn, cảng Nghi Sơn, trong đó cảng biển tổng hợp Nghi Sơn (giai đoạn I năm 2002-2003) có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn – đến 15.000 tấn, công suất xếp dỡ 15-20 triệu tấn/năm. Hệ thống giao thơng đường thủy có thể khai thác hơn 1.000 km cho phép thuyền sà lan đi lại dễ dàng. Cảng pha sơng Lễ Mơn có cơng suất xếp dỡ 300.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 600 tấn. Với lợi thế có đường bờ biển dài, tàu biển từ các cảng của Thanh Hóa như Lễ Mơn, Nghi Sơn, Lạch Bạng có thể đi trực tiếp đến các cảng trong nước, tạo thành một mạng lưới giao thơng đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước
Có thể nói rằng: Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh Hóa là địa phương hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, để Thanh Hóa trở thành nền kinh tế động lực của miền Trung, Đảng ủy Thanh Hóa phải có những phương hướng và chính sách đúng đắn để đẩy mạnh nền kinh tế phát triển hơn nữa và nhân dân Thanh Hóa cần phải hết sức nỗ lực và đồn kết có thể tận dụng tốt lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là một tỉnh lớn của cả nước.