Thực trạng kinh tế Thanh Hóa những năm đổi mớ

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay (Trang 39 - 43)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) đã xác định 5 năm (2006 - 2010) có ý nghĩa quyết định đối với việc hồn thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI và đề ra mục tiêu phương hướng tổng quát trong lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới nền kinh tế. Đó là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước... sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ mục tiêu tổng quát trên trong lĩnh vực kinh tế, Đại hội X chỉ rõ một số quan điểm lớn về đổi mới như: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là thể hiện bước tiến về nhận thức của Đảng ta, bắt kịp xu thế phát triển mới của thế giới. Đại hội X chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa; tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ; tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại.

Sau khi đất nước được giải phóng và thống nhất (năm 1976). Mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù có nỗ lực rất lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước đã đầu tư khá lớn nhưng vì trong chính sách có nhiều điểm duy ý chí nên trong 5 năm đầu (1976-1980) tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp chỉ đạt 0,4%/năm (kế

hoạch là 13-14%/năm) thậm chí có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng hoảng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của đất nước đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa, khiến cho kinh tế Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng khá chậm. Biểu hiện ở các mặt:

• Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và thứ ba không đạt được. Những chỉ tiêu của kế hoạch đặt ra cho năm tiếp theo đều khơng đạt được, thậm chí tỉ lệ hồn thành cịn ở mức rất thấp. Chỉ có 5 chỉ tiêu đạt 50 – 80% so với kế hoạch (khai hoang, lương thực, chăn ni lợn, than, nhà ở) cịn 10 chỉ tiêu khác chỉ đạt 25 – 30% (trồng rừng, gỗ tròn, vải lụa, cá biển, giấy xi măng, điện, cơ khí, phân hóa học, thép)

• Cơ sở vật chất kỷ thuật hiện có của nền kinh tế trong tỉnh cịn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ nói chung cịn lạc hậu, đa bộ phận lao động vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ. Phân công lao động xã hội kém phát triển, năng xuất lao động xã hội rất thấp

• Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm khơng đủ ăn, phải dựa vào những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác lạm pháp, tham nhũng xuất hiện trong tỉnh ngày càng nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, do đó tiêu cực và bất công xã hội tăng lên, trật tự xã hội trong tỉnh có nhiều biểu hiện trên đường giảm sút. Những điều đó cho thấy trong giai đoạn này kinh tế ở Thanh Hóa bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, theo dịng chảy của đất nước cũng như hưởng ứng và tiếp thu chủ trương đổi mới toàn diện đất nước trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (th¸ng 12 / 1986), Đảng ủy Thanh Hóa cùng nhân dân đã nỗ lực thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện trong tỉnh mà trọng tâm là đổi mới kinh tế

Trước hết: Đảng ủy Thanh Hóa đã đưa ra những chính sách đổi mới tồn

diện trên tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và một số ngành khác…nhằm đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên từng lĩnh vực, nội dung của đổi mới bao gồm nhiều mặt từ đổi mới quan niệm đến đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lối làm việc. Nếu chỉ đổi mới một lĩnh vực hoặc một khâu nào đó thì cơng cuộc đổi mới không thể đạt kết quả mong muốn. Đồng thời trong mỗi bước đi lại phải xác định đúng khâu then chốt để tập trung sức giải quyết làm cơ sở đổi mới các khâu khác và lĩnh vực khác

- Trong công cuộc đổi mới, phải tiến hành đổi mới đồng bộ, kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội. Trong đó, đổi mới kinh tế là trọng tâm, cịn đổi mới chính trị thúc đẩy đổi mới kinh tế. Đổi mối kinh tế chính là đổi mới ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đó là đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, phương thức phân phối, quy trình cơng nghệ… nhằm làm cho nền kinh tế xứ Thanh phát triển hịa nhập với trình độ phát triển kinh tế cả nước

- Cần đổi mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng cơng cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường. Đổi mới công tác kế hoạch nhằm xác định rõ những nội dung kinh tế-xã hội mà mỗi cấp chính quyền cần hoạch định; đồng thời tính tốn sự cân đối các nguồn lực tương ứng với các mục tiêu đã xác định nhằm định hướng cho thị trường có bước phát triển cao.

- Để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nội bộ của các ngành kinh tế. Trong các chính sách kinh tế - tài chính cần có sự đổi mới các chính sách về thuế, phí, đất đai, đầu tư cơng, cung ứng dịch vụ cơng... nhằm khuyến khích có điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và hình

thành những “cụm liên kết sản xuất” nhằm chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất, giai đoạn gia công sang giai đoạn sản xuất là sử dụng linh hoạt và hiệu quả chính sách thuế để định hướng đầu tư cho doanh nghiệp.

- Chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng. Trong giai đoạn tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa, nhiều tỉnh đã từng được mở rộng về quy mơ diện tích để xây dựng thành những nền kinh tế có cơ cấu hồn chỉnh (cơng-nơng nghiệp), nhưng khi chuyển qua kinh tế thị trường, tư duy cơ cấu kinh tế các tỉnh vẫn không mấy thay đổi, dù nhiều tỉnh đã được chia tách nhỏ hơn. Vì vậy trước cái nhìn nhận sâu xa đó mà Thanh Hóa phải nổ lực hơn nữa để có những chính sách và cơ chế vận hành đứng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

- Tiếp tục thực hiện kiềm chế lạm phát, huy động tối đa nguồn nhân lực, ưu tiên cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Tập trung hổ trợ giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, kích cầu đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường gắn với tăng trưởng và phát triển bền vững; đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ văn hóa xã hội, cải cách hành chính, tăng cường cơng tác chỉ đạo điều chỉnh, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, đảo bảo quốc phòng an ninh, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Đó là những chính sách cần thực hiện bởi các cấp, ngành liên quan nhằm khắc phục, hạn chế những khó khăn trước mắt,ổn định tình hình kinh tế của tỉnh, hướng đến sự phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai.

Tóm lại: Kinh tế Thanh Hóa những năm đầu đổi mới gặp rất nhiều khó

khăn, kinh tế chưa phát triển đồng đều nên những chính sách mà Đảng, Nhà nước đưa ra nhằm đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực vẫn chưa đạt hiệu quả, hơn nữa trong tỉnh các dân tộc thiểu số phần lớn chưa tiếp cận với những thơng

tin đại chúng nên các chính sách của Đảng đưa ra chưa đến được với họ vì thế việc phát triển tồn diện kinh tế Thanh hóa chưa được phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trong cơng cuộc đổi mới thì Thanh Hóa cũng đã đạt được một số những thành tựa đáng kể, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với sự chăm lo, quan tâm của Đảng ủy với những chính sách 134, 135, 253, 167 đặc biệt Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào dân tộc vươn lên, đã tạo điều kiện cho toàn tỉnh phát triển và đạt những kết quả đáng kể.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w