b. Thành tựa đạt được trong quá trình đổi mới kinh tế năm 2005-
2.2 Quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể điều kiện để nâng cao hiệu quả trong cơng cuộc đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện
để nâng cao hiệu quả trong cơng cuộc đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay
Như trên đã nói, quan điểm tồn diện u cầu cầu phải xem xét toàn diện các mối liên hệ; Trong tổng số các mối liên hệ phải rút ra được những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để hiểu thấu bản chất sự vật; Từ bản chất của sự vật phải quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết mối liên hệ bản chất, chủ yếu với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ khi giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Quan điểm này đối lập với mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung, siêu hình.
Quan điểm lịch sử - cụ thể là kết quả trực tiếp của việc vận dụng các nguyên lý, các cặp phạm trù và quy luật của phép biện chứng duy vật, quan điểm này đòi hỏi phải phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, xa rời yêu cầu này nhất định sẽ rơi vào vũng lầy của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.
Có thể nói, bất kỳ một tổ chức nào hay trong lĩnh vực kinh doanh nào đó khi hình thành đều thể hiện hai mối liên hệ tất yếu, khách quan: quan hệ ngoài tổ chức và quan hệ nội bộ giữa các yếu tố bên trong tổ chức. Trong quá trình đổi mới kinh tế cũng vậy. Để đổi mới nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay cần phải nắm vững và kịp thời điều chỉnh hai mối quan hệ đó. Đương nhiên, trong mỗi mối quan hệ ấy còn bao hàm nhiều mối quan hệ nhỏ, cụ thể hơn.
Muốn xây dựng được hệ thống kinh tế phát triển, thì tỉnh ủy Thanh Hóa phải khơng ngừng nổ lực đưa ra những chính sách phù hợp với thực trạng kinh tế của tỉnh nhằm đổi mới toàn diện các ngành kinh tế, đồng thời tuyên truyền, giáo dục cho tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc đổi mới tồn diện. Để đạt được điều này địi hỏi trong đổi mới kinh tế các cấp ủy Đảng phải biết kết hợp chặt chẽ, biết phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các ngành kinh tế với nhau, để tìm ra biện pháp lãnh đạo thích hợp nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Trong bối cảnh mới, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường khu vực và quốc tế, cần phải nhận thức được rằng: luôn luôn chủ động, sáng tạo và dựa vào nội lực. Để từ đó thấy rằng: mọi chủ trương chính sách tiếp tục đổi mới kinh tế phải ưu tiên số một là giải phóng lực lượng sản xuất và mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của tỉnh nhằm tất cả vì mục tiêu phát triển.
Bên cạnh đó, Đảng ủy Thanh Hóa phải lưu ý lãnh đạo thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ song song: CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước . Cần phải nhận thức sâu sắc rằng thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trước mắt, cũng như lâu dài gắn liền với nhiệm vụ của tỉnh, nên sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng thể tách rời sự phát triển ngày càng hiện đại của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, đây là một trong những vấn đề có tính “hạt nhân” của sự tiếp tục đổi mới lãnh đạo kinh tế của
Đảng để đề ra và thực hiện được những chính sách kinh tế có tác động tích cực thúc đẩy mạnh nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN và thực hiện có hiệu quả các chính sách CNH, HĐH đất nước để từng bước thực hiện được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đối với Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng đại hàng đầu, là nhiệm vụ trung tâm. Vì ở Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển nên việc đổi mới toàn diện kinh tế đang là vấn đề cấp bách để đem lại nhiều kết quả cao.