Một số khuynh hướng để phát triển kinh tế Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay (Trang 54 - 57)

b. Thành tựa đạt được trong quá trình đổi mới kinh tế năm 2005-

2.3.1 Một số khuynh hướng để phát triển kinh tế Thanh Hóa

Những kết quả đạt được trên các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh những năm qua là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu khơng ngừng của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, đã và đang tạo ra thế và lực mới để Thanh Hóa tiếp tục phát triển, đi lên. Tuy nhiên kết quả đó chỉ là những thành cơng bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Ðể phát triển nhanh và bền vững, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xác định một số khuynh hướng sau:

+ Phát triển từng bước vững chắc thành phố, phấn đấu trở thành một trong các trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hiện đại của cả nước và với xu hướng sát nhập với thị xã Sầm Sơn, thành phố sẽ là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, điểm đến thường xuyên của du khách quốc tế.

Phát triển ngành công nghiệp sạch trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Cịn cơng nghiệp của thành phố sẽ là một nền nơng nghiệp đơ thị - sinh thái có năng suất và chất lượng cao

+ Phát triển văn hóa xã hội đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm văn hóa, y tế, đào tạo, khoa học – cơng nghệ lớn của vung Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người xứ Thanh, của nền văn hóa Đơng Sơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Những giá trị văn hóa ấy được thể hiện qua cốt cách, trong ững xử của người dân thành phố “biết làm giàu – sáng tạo – quả cảm và thân thiện”

+ Giảm đến mức tối đa các hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, tạo sự trong sạch môi trường sống đô thị bằng cách nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường sá, hệ thống cấp thốt nước, xử lý chất thải rắn…để tạo mơi trường tốt trong phát triển kinh tế

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh, động viên tối đa các nguồn lực xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đảm bảo sự phát triển nhanh, tồn diện và bền vững.

+ Khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo ổn định chính trị; tăng cường cơng tác quốc phịng an ninh - trật tự an toàn xã hội. Mặt khác tiếp tục thực hiện phương châm: phát triển toàn diện, tập trung vào những khâu đột phá; khơi dậy và phát huy nội lực bằng sự đồn kết nhất trí cao, sự đồng thuận trong xã hội vì sự nghiệp phát triển của tỉnh

+ Tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, có lợi thế của tỉnh. Trong đó tập trung phát triển các ngành sau:

Nông, lâm, ngư nghiệp:

Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng (GDP) nơng, lâm, ngư nghiệp bình qn đến năm 2010 là 5,0 - 5,5%. Sản lượng lương thực ổn định 1,5 triệu tấn từ năm 2005 trở đi. Phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung bảo

đảm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và nhu cầu xuất khẩu (mía, sắn, dứa, lạc, cói, cao su, cà phê...).

Đẩy mạnh chăn nuôi trang trại tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu thịt, sữa gắn với chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp lên 28% vào năm 2005 và trên 30% vào năm 2010.

Phát triển lâm nghiệp tồn diện, bảo vệ diện tích rừng hiện có, đẩy nhanh tốc độ tái tạo vốn rừng. Phấn đấu đến năm 2005 độ che phủ của rừng đạt 42%, năm 2010 đạt 56%. Trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất 150.000 tấn giấy và bột giấy/năm.

Thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển thủy sản, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ, phát triển đánh bắt dở lộng, dở khơi, gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư để triển khai các dự án nuôi tôm tập trung năng suất cao. Phấn đấu sản lượng thủy sản trên 100.000 tấn vào năm 2010, trong đó khai thác 65.000 - 70.000 tấn, nuôi trồng 30.000 - 35.000 tấn.

Cơng nghiệp:

Phấn đấu tăng GDP cơng nghiệp bình qn hàng năm 16,5 - 20%. Tập trung vào các nhóm ngành: cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác chế biến khống sản; cơng nghiệp chế biến gỗ lâm sản và công nghiệp giấy; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và đồ uống; cơng nghiệp cơ khí - điện tử, cơng nghiệp phân bón hóa chất; cơng nghiệp dệt, may, da giày, cơng nghiệp dầu khí.

Xúc tiến đầu tư một số dự án lớn: lọc hóa dầu, giấy và bột giấy, đóng mới tàu biển 50.000 - 100.000 tấn; sản xuất cơng cụ nông nghiệp; lắp ráp các phương tiện vận tải, thiết bị xây dựng, nhà máy chế tạo kết cấu thép, phục hồi

các nghề truyền thống, xây dựng tổ hợp dệt - nhuộm; nhà máy phân lân vi sinh, vật liệu chịu lửa; nhà máy SODA; nhà máy nhiệt điện; cấu kiện bê tơng...

Dịch vụ

Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ mới để tạo thành khu vực kinh tế năng động, tạo nhiều việc làm và có đóng góp lớn cho GDP. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,2%. Xúc tiến tìm kiếm thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh đã được xác định là chủ lực của tỉnh, giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 24 - 26%. Nâng cao chất lượng du lịch, đồng thời khai thác các danh thắng trong tỉnh như: vườn quốc gia Bến En, bãi tắm Sầm Sơn, thành nhà Hồ, khu di tích Lam Kinh ... Phấn đấu đến năm 2010 số lượt khách du lịch vào tỉnh đạt khoảng 1,3 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế là 17.000 lượt.

Tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thơng, xây dựng mạng truyền dẫn quang đến tất cả các trung tâm huyện. Phủ sóng điện thoại di động đến các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ và các khu vực trọng điểm kinh tế.

Đầu tư phát triển các khu kinh tế, khu cơng nghiệp có tiền năng của tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề việc làm cho người dân trong tỉnh đồng thời giải quyết những vấn đề búc xúc trong xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Đến năm 2010, Thanh Hóa hình thành 8 khu kinh tế, khu cơng nghiệp tập trung, hiện đã có 5 khu kinh tế, khu cơng nghiệp được thành lập đó là:

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w