+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy vai trò của
các thành phần kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực chất của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn vậy, trước hết phải giải phóng sức sản xuất của xã hội mà trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông ngiệp độc canh sang đa canh, từ kinh tế thuần nông sang kinh tế tổng hợp công nghiệp – nơng nghiệp – dịch vụ… Các chính sách kinh tế - xã hội này phải vừa khuyến khích kinh tế của tỉnh phát triển vừa tạo điều kiện cho gia đình phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng.
Việc phát huy vai trị kinh tế sẽ tạo mơi trường thuận lợi cho kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng tiến bộ. Vì vậy mà các cấp Đảng ủy tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường chính sách đầu tư để nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm
về phát triển kinh tế, đồng thời chú trọng việc tổng kết và nhân rộng các mơ hình, điển hình tiên tiến
Các ngành chức năng được phân cơng chủ trì triển khai các chương trình xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, khu kinh tế Lễ Môn, phát triển kinh tế - xã hội miền Tây, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, phát triển xuất khẩu, phát triển du lịch… có trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án hàng năm và triển khai thực hiện để đảm bảo các mục tiêu yêu cầu đề ra.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm phát hiện, xây dựng và phát triển các mơ hình, điển hình tiên tiến gắn với tổng kết, nhân rộng các mơ hình.
+ Tạo và giải quyết việc làm ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng quỹ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn…
Đảm bảo việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên có ý nghĩa hết sức to lớn. Có thể xem đó là mục tiêu hàng đầu của cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Bởi vì có như vậy, mới phát huy hết tiền năng lao động của nhân dân, tiền năng của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế hộ gia đình. Mặt khác đảm bảo việc làm giúp người lao động có thu nhập để cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình. Đó là cơ sở để ổn định được đời sống xã hội, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội.
Vì vậy, địi hỏi phải có nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động. Trước hết, Đảng ủy tỉnh Thanh Hóa phải chủ động tích lũy vốn, huy động vốn trong dân, hợp tác với trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế. Ở thành thị, phát triển mạnh các ngành cơng
nghiệp, xây dựng cơ bản, các loại hình dịch vụ… thu hút người lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, tập thể. Ở nông thơn, tỉnh phải có chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế như thâm canh, tăng vụ, đồng thời khai hoang, mở rộng đất trồng trọt hoặc chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang hướng chuyên canh, giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, khuyến khích phát triển mạnh nghề ni trồng thủy sản.
Ngoài ra tỉnh phải có chính sách phát triển ngành nghề tại chỗ cho nông thôn, tạo ra một cơ chế mới “li nông bất li hương” để vừa giữ vững các quan hệ thiết yếu của gia đình vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong tỉnh.
+ Xúc tiến nhanh việc thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Đây là chính sánh có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện công bằng xã hội, tác động trực tiếp vào việc cải thiện điều kiện sinh sống của tầng lớp nhân dân và những hộ gia đình nghèo. Chính sách xóa đói, giảm nghèo giúp đỡ các gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế ( nhất là vùng nông thôn ), tạo việc làm với những ngành nghề mới, giảm áp lực dư thừa lao động trong vùng nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tạo năng suất lao động cao, giảm bớt sự nặng nhọc của lao động thủ công, nhất là lao động nặng nhọc của phụ nữ và trẻ em.
Do vậy, Tỉnh phải tích cực tạo điều kiện để các gia đình nghèo tổ chức đời sống vật chất ổn định thông qua những biện pháp thiết thực như cứu trợ, quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân hàng cho người nghèo vay vốn làm kinh tế, chương trình 327… giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội, giải quyết khó khăn trước mắt. Đây là điều có ý nghĩa quan giúp cho các gia đình tự tin vào khả năng của mình, hướng dẫn họ cách làm ăn sinh lợi, biết tích lũy… Xóa đói giảm nghèo chính là làm lành mạnh hóa xã hội.