Giá trị của một trung tâm kinh tế

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 31 - 32)

Do ở vị trí đầu mối giao thông thuận tiện cho việc trao đối sản phẩm mà dẫn đến đô thị ngày càng phát triển, nhất là vào cuối triều Lê đầu triều Nguyễn. Số dân cư không ngừng tăng lên, để phát triển mau chóng thành khu trung tâm kinh tế của cả Kinh thành. Trong phạm vi Phố Cổ, phần lớn mọi hoạt động là buôn bán và còn lại là sản xuất. Một số bến bên ven sông Nhị Hà (sông Hồng) như An Hoa, Cơ Xá ... là nơi tập trung tấp nập của các thuyền buôn trong và ngoài nước. Ngoài ra, hoạt động thương mại mạnh mẽ nhất của khu phố cổ còn có mạng lưới chợ: chợ Bạch Mã (Hàng Buồn), chợ Cầu Đông (Hàng Đường) ... các thương nhân Anh, Pháp, Trung Quốc ... cũng đến đây buôn bán và lập các thương điểm.

Từ những giá trị kể trên có thể nói rằng khu "36 phố phường" xưa là tài sản có giá trị kinh tế và văn hóa của Hà Nội, của đất nước. Nó xứng đáng trở thành di sản văn hóa của đất nước và có khả năng đệ trình để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

Giữ gìn Khu Phố Cổ Hà Nội là giữ gìn một dấu ấn bản sắc cho đô thị Hà Nội; làm cho Hà Nội trong tương lai có được những không gian hiện đại .. Khu Phố Cổ Hà Nội đang được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền thành phố rất quan tâm trong việc bảo tồn, cải tạo, phát triển là những khu vực hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tạo đà phát triển kinh tế du lịch Hà Nội và cho đất nước. Thăm khu Phố Cổ Hà Nội, khách tham quan hiểu được sinh hoạt và truyền thống "ngàn năm văn hiến"góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w