Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 34 - 35)

Giá trị của quần thể kiến trúc độc đáo gắn liền với các làng nghề thủ công truyền thống trong khu phố cổ được xem là một tiềm năng kinh tế nếu đặt đúng vào vị trí kinh doanh của ngành "Công nghiệp không khói" - ngành du lịch.

Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của Thăng Long Hà Nội, sản phẩm hàng hóa thủ công nghiệp đã được xuất khẩu sang các nước ngay từ những thế kỷ đầu hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long và hiện nay, với nền kinh tế hàng hóa phát triển, càng có điều kiện để các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển và xuất khẩu hàng hóa .

Ngày nay, nhu cầu văn hóa, giao lưu quốc tế đã thúc đẩy công nghiệp du lịch phát triển ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Song bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển đều phải có những nguyên liệu cần thiết cho nó. Ví dụ: muốn

phát triển công nghiệp dầu khí phải có mỏ dầu, muốn phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phải có mỏ kim loại...Công nghiệp du lịch cũng vậy, muốn phát triển phải dựa trên các nguồn nguyên liệu chính là di sản văn hóa.

Khu phố cổ Hà Nội chính là nơi hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về một cảnh quan kiến trúc đô thị độc đáo, những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, những di tích cách mạng, những lễ hội truyền thống, những nghệ nhân và thủ công tạo các sản phẩm thủ công cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian .. là nguồn nguyên liệu vô tận để có thể phát triển công nghiệp du lịch. Và chính từ đó công tác bảo tồn di sản văn hóa được gắn liền với các hoạt động văn hóa - du lịch và đó cũng là cách tốt nhất làm sống lại những di tích là sự hỗ trợ quan trọng cho công tác bảo tồn.

Việc đưa di sản văn hóa vào khai thác trong ngành du lịch là biện pháp quan trọng để có thể cứu sống khỏi sự tàn phá của thời gian tạo điều kiện để di sản hoà nhập với đời sống kinh tế xã hội, một biện pháp quan trọng để "lấy di sản nuôi di sản.

Bên cạnh, thông qua các dịch vụ về du lịch, các di sản văn hóa, lối sống, văn hóa ẩm thực .. còn góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và các quan hệ kinh tế với nhau giữa các nước, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ chính các di sản đó sau là góp phần vào sự giao lưu văn hóa, hình thành tinh thần hữu nghị và ý thức hòa bình, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w