Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 39 - 48)

Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu phố cổ rất phong phú, đó là: đền, đình, chùa theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt. Ngoài ra còn có nhà thờ đạo Hồi (quen gọi là chùa Tây Đen). Nhà thờ Tin Lành (cạnh chợ Hàng Da), các hội quán người Hoa. Các thể loại công trình kiến trúc này có những đặc trưng của riêng mình.

Số lượng các tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố Cổ Hà Nội. Số TT Loại hình di tích Số lượng Tỷ lệ % 1 Đình 52 53,6 2 Đền 29 29,9 3 Chùa 06 6,2 4 Quán 02 2,06 5 Nhà thờ họ 06 6,2 6 Hội quán 02 2,06 7 Miếu 02 2,06 Tổng cộng 99 100% * Đình

Về số lượng và phân bố của đình: theo tư liệu kiểm kê của ban Quản Lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết, trong khu Phố Cổ 52 đình phân bố trên 37 phố. Phố có nhiều đình nhất là phố Hàng Bông (5 đình), Hàng Bạc (4 đình), Hàng Đào (2 đình), số còn lại 4 phố có 2 đình, 29 phố có 1 đình.

Bảng phân bố đình trong khu Phố Cổ

Số

TT Tên đình

Địa chỉ

Các vị thần được thờ

Phố Phường

1 Yên Nội 33 Hà Trung Cửa Đông Thành Hoàng Và Từ Đạo Hạnh

2 Vũ Du 42 Hàng Da Cửa Đông Lê Công Hành 3 Hàng Giấy 83 Hàng Giấy Đồng Xuân Bạch Mã 4 Nghĩa Lập 32 Hàng Đậu Đồng Xuân Đức Thánh Trần 5 Nguyễn Khiết 56 Trần Nhật Duật Đồng Xuân Bản Cảnh Thánh Hoàng 6 Phúc Lâm 2 Gầm Cầu Đồng Xuân Thánh Mẫu 7 Phương Trung 18 Đồng Xuân Đồng Xuân Uy Phủ Đại Dương

Bà Chúa Chợ 8 Thanh Hà 10 Ngõ Gạch Đồng Xuân Trần Lựu 9 Dũng Hãn 45 Hàng Bạc Hàng Bạc Linh Lang 10 Đại Lợi 50 Gia Ngư Hàng Bạc Cao Sơn; Bạch Mã;

Số TT Tên đình Địa chỉ Các vị thần được thờ Phố Phường Linh Lang 11 Kim Ngân 42 Hàng Bạc Hàng Bạc Tổ Nghề Vàng Bạc; Linh Lang 12 Nhiễm Hạ 1 Hàng Bạc Hàng Bạc Thành Hoàng (Thờ Vọng) 13 Trung Yên 10 Trung Yên Hàng Bạc Vị Quan Thời Mạc 14 Trương Thị 50 Hàng Bạc Hàng Bạc Tổ Nghề Vàng Bạc;

Linh Lang 15 Đông Thành 7 Hàng Vải Hàng Bồ Huyền Thiên Trấn Võ 16 Lò Rèn 1 Lò Rèn Hàng Bồ Tổ Nghề Rèn 17 Nhân Nội 33 Bát Đàn Hàng Bồ Bạch Mã 18 Tân Khai 44 Hàng Vải Hàng Bồ Thiết Lâm, Bạch Mã;

Tô Lịch 19 Đông Mỹ 127 Hàng Bông Hàng Bông Thái Uý Quốc Công 20 Kim Hội 95 Hàng Bông Hàng Bông Trần Hưng Đạo 21 Lương Ngọc 65A Hàng Bông Hàng Bông Thành Hoàng Làng

Lương Ngọc - Hưng Yên 22 Đình Thái Úy 120 Hàng Bông Hàng Bông Lý Thường Kiệt 23 Đông Thái 6 Đông Thái Hàng Buồm Bạch Anh Phu Nhân 24 Hương Bài 90 Trần Nhật Duật Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 25 Phất Lộc 46 Ngõ Phất Lộc Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 26 Phúc Lộc 6 Lương Ngọc Quyến Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 27 Phương Đình 20 Nguyễn Xiêu Hàng Buồm Nguyễn Văn Siêu 28 Hàng Giầy 16 Ngõ Hà Tượng Hàng Buồm

Tổ Nghề Giầy Phan Đức Chính; Phạm Sỹ Bảo; Phạm

Thuần Chính 29 Quan Đế 28 Hàng Buồm Hàng Buồm Quan Công 30 Ưu Nghĩa 2A Nguyễn Hữu Huân Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 31 Tử Dương 8 Hàng Buồm Hàng Buồm Các Phúc Thuần 32 Duyên Hưng 5 Hàng Ngang Hàng Đào Không Rõ 33 Đông Môn 8 Hàng Cân Hàng Đào Mộu Thoải 34 Đồng Thuận 27 Hàng Cá Hàng Đào Lý Tiến 35 Đức Môn 38 Hàng Đường Hàng Đào Ngô Văn Long 36 Hoa Lộc 90A Hàng Đào Hàng Đào Triệu Quang Phục Và Ông

Tổ Nghề Nhuộm 37 Hàng Đào 47 - 49 Hàng Đào Hàng Đào Bạch Mã; Triệu Việt Vương

Số

TT Tên đình

Địa chỉ

Các vị thần được thờ

Phố Phường

38 Đồng Lạc 38 Hàng Đào Hàng Đào Bạch Mã; Cao Sơn; Linh Lang 39 Vĩnh Hạnh 19B Hàng Đường Hàng Đào Không Rõ 40 Cổ Vũ 85 Hàng Gai Hàng Gai Bạch Mã; Linh Lam 41 Đông Hà 46 Hàng Gai Hàng Gai Quý Linh 42 Hàng Thiếc 2 Hàng Nón Hàng Gai Tổ Sư Nghề Thiết 43 Hàng Quạt 4 Hàng Quạt Hàng Gai Tổ Nghề Quạt Họ Đào 44 Hà Vĩ 1A Hàng Hòm Hàng Gai Trần Lưu - Tổ Nghề Sơn 45 Thuận Mỹ 74 Hàng Quạt Hàng Gai Ông Tổ Nghề Sơn 46 Tú Thị 2a Yên Thái Hàng Gai Lê Công Hành -

Tổ Nghề Thuê 47 Yên Nội 42 - 44 Hàng Nón Hàng Gai Mẫu 48 Yên Thái 8 Tam Thương Hàng Gai Nguyễn Phi ỷ Lan 49 An Phú 7 Hàng Rươi Hàng Mã Chưa Rõ 50 Ngũ Giáp 54 Hàng Cót Hàng Mã Tô Tịch; Long Đỗ;

Thiết Lâm 51 Phủ Từ 19 Hàng Lược Hàng Gai Tứ Vị Hồng Nương 52 Trang Lâu 77 Nguyễn Hữu Huân Lý Thái Tổ Tổ Nghề Thợ Mộc, Cao Sơn, Quý Minh

Khu Phố Cổ Hà Nội là nơi thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng xung quanh về làm ăn, buôn bán. Một tập hợp dân cư cùng quê, có khi chỉ vài nhà cũng dựng nên một ngôi đình làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ phụng vị thần chung. Do vậy loại hình di tích đình có số lượng nhiều hơn cả.

* Đền

Trong khu Phố Cổ hiện có 26 ngôi đền phân bố trên 25 phố. Phường có nhiều đền nhất là Hàng Buồm (8 đền), Hàng Bạc (5 đền). Riêng phường Hàng Đào không có đền.

Phân bố đền trong khu Phố Cổ

Số

TT Tên đền

Địa chỉ

Vị thần thờ

Phố Phường

1 Hỏa Thần 30 Hàng Điếu Cửa Đông Thần Hoả 2 Ba Móc 27 Nguyễn Thiệp Đồng Xuân Thiên Tiên, Bà Móc

Số

TT Tên đền

Địa chỉ

Vị thần thờ

Phố Phường

3 Hội Thống 4 Thanh Hà Đồng Xuân Bạch Hoa Công Chúa 4 Nghĩa Lập 32 Hàng Đậu Đồng Xuân Linh Lang 5 Dũng Thọ 24 Hàng Bạc Hàng Bạc Trần Hưng Đạo 6 Hương Thượng 104 Hàng Bạc Hàng Bạc Trần Hưng Đạo 7 Nghiễm Thượng 64 Cầu Gỗ Hàng Bạc Tứ Vị Hồng Nương 8 Ngũ Hầu 29 Hàng Bè Hàng Bạc Nguyễn Trung Ngạn 9 Thọ Nam 22 Hàng Thùng Hàng Bạc Tứ Vị Hồng Nương 10 Nhân Nội 84 Hàng Bồ Hàng Bồ Ngọc Lâm, Thủy Tinh, Công

Chúa, Hoàng Long 11 Tam Thánh 66 Hàng Bông Hàng Bông Văn Dương, Quan Vũ,

Lã Tổ 12 Thiên Tiên 120 Hàng Bông Hàng Bông Mẫu Liễu Hạnh 13 Vọng Tiên 120B Hàng Bông Hàng Bông Mẫu Liễu Hạnh 14 Bạch Mã 76 Hàng Buồm Hàng Buồm Bạch Mã

15 Cổ Lương 28 Nguyễn Siêu Hàng Buồm Liễu Hạnh, Phổ Tế, Nam Hải

16 Hương Nghĩa 13B Đào Duy Từ Hàng Buồm Cao Tứ Nương Nhà Thục, Trần Hưng Đạo 17 Hương Tượng 67 Mã Mây Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 18 Nội Miếu 30 Hàng Giấy Hàng Buồm Lý tiến, lý cẩm 19 Tiên Hạ 46A Ngõ Văn Lộc Hàng Buồm Nguyễn Trung Ngạn 20 Đồng Thuận 11 Hàng Cá Hàng Đào Lý Tiến, Lý Cẩm 21 Xuân Yên 44 Hàng Cân Hàng Đào Lâm Ngọc Thủy Tinh,

Tổ Nghề Hàng Cân 22 Xuân Yên 6 Lương Văn Can Hàng Đào Phạm Ngũ Lão 23 Thuật Mỹ 64 Hàng Quạt Hàng Gai Mẫu 24 Tô Tịch 1 Tô Tịch Hàng Gai Bạch Mã 25 Tam Phủ 52 Hàng Cót Hàng Mã Mẫu 26 Hoàng Kim 148 Trần Nhật Duật Lý Thái Tổ Đức Thánh Trần

Về kiến trúc đền có 3 loại:

Loại 1: gồm nhiều nếp nhà song song liên tiếp theo chiều sâu, tiêu biểu là đền Bạch Mã.

Loại 2: gồm 3 nếp nhà tạo thành hình chữ công, điển hình là đền Hoả Thần

 Loại 3: là đền có một nhà chính và một phần “hậu cung” nhô ra ở phía sau tạo thành bình đồ hình chữ đinh, tiêu biểu là đền Hương Nghĩa. Loại 3 có quy mô nhỏ, niên đại xây dựng muộn hơn so với loại 1,2.

* Chùa

Trong khu phố cổ Hà Nội thống kê được 6 chùa, phân bố trong địa vực 6 phố thuộc 5 phường.

Phân bố chùa trong khu phố Cổ Hà Nội

STT Tên di tích Địa chỉ

Phố Phường

1 Nghĩa Lập 32 Hàng Đậu Đồng Xuân

2 Chùa Kim Cổ 73 Đường Thành Cửa Đông

3 Thái Cam 16 Hàng Gà Hàng Bồ

4 Cầu Đông 38B Hàng Đường Hàng Đào

5 Chùa Vĩnh Trù 59 Hàng Lược Hàng Mã

6 Chùa Pháp Bảo Tạng 44 Hàng Cót Hàng Mã

Kiến trúc chùa ở đây có 4 loại:

 Loại 1: chùa chính hình chữ công, bốn phía trước sau là những lớp kiến túuc tam quan, nhà mẫu, hành lang bao quanh thành kiểu nội công ngoại quốc. Loại mặt bằng này có quy mô kiến trúc lớn trên khu đất rộng. Đó là chùa Cầu Đông (38B Hàng Đường).

 Loại 2: gồm nhiều nếp nhà kế tiếp nhau theo chiều sâu, đó là chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược).

 Loại 3: kiến trúc đơn giản chỉ một toà nhở thờ phật tạo mặt chữ “nhất”. Loại này có quy mô kiến trúc nhỏ, là chùa Kim Cổ (73 Đường Thành).

 Loại 4: mặt bằng chữ đinh, đó là chùa Thái Cam, chùa Nghĩa Lập và chùa Pháp Bảo Tạng.

* Quán

Trong phố Cổ Hà Nội có quán duy nhất là quán Huyền Thiên, ở 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Thời Lê, quán thuộc đất thôn Huyền Thiên, tổng Hậu Trúc, huyện Thọ Xương. Thời pháp thuộc đất do phố này tập trung bán các loại khoai nên được gọi là “Rue des Tubercules (phố các loại củ). Sau năm 1954, tên phố Hàng Khoai được gọi cho đến nay.

Quán Huyền Thiên - Thường được gọi là “Huyền Thiên Cổ Quán”, là một trong “Thăng Long tứ quán” nổi tiếng cùng các Trấn Vũ quán, Đế Thích Quán và Đồng Thiên Quán. Huyền Thiên Quán được xây dựng để thờ Huyền Thiên Thượng Đế - một trong những vị thánh tiêu biểu của thần điện lão giáo. Truyền thuyết về vị thần này cũng được biết đến với nhiều chi tiết khác nhau, nhưng chủ yếu cho rằng “vào thời Tuỳ Khai Hoàng, sau khi đã tu luyện đắc đạo tại núi Vũ Đương, Huyền Thiên Thượng Đế thường đi du ngoạn khắp nơi để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Ngài rất nhiều lần xuất hiện ở trần gian để trừ yêu ma cứu giúp dân lành . Ngài đến hồ Linh Động bên sông Nhĩ hương Long Đỗ để diệt trừ yêu quái. Sau đó thần tiếp tục ngồi trên Gò Kim Quy. Về sau nhân dân vùng này tưởng nhớ công ơn của thần nên xây dựng quán để phụng thờ…”theo quan niệm Đạo Giáo, Huyền Thiên là vị thần xó nhiệm vụ trấn giữ Phương Bắc (biểu hiện cho mùa đông)”, phương Nam có thần Chu Tước (biểu hiện mùa thu), phương Đông có thần Thanh Long (biểu hiện cho mùa xuân). Thần Huyền Thiên được thờ ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội như Trấn Vũ Quán (Ba Đình), đền Trấn Vũ (Gia Lâm)..

Theo bài ký nghi trên bia “Trùng tu Huyền Thiên bi minh “ hiện còn bảo lưu tại quán, niên đại Vĩnh Tộ (1628-1669). Như vậy ” cho biết: vào thời kỳ này, quán đã có 13 gian với cung thờ phật, thờ tiên và pho tượng Huyền Thiên bằng gỗ trầm. Như vậy, vào thế kỷ 16, tượng phật đã được thờ trong quán. Cũng vì vậy, hiện nay quán Huyền Thiên còn có tên gọi chùa Huyền Thiên. Trên toàn bộ tư liệu văn bia hiện còn trng quán không xó tài liệu nào gọi là “chùa” và căn cứ vào sự sắp đặt bài trí thờ tự việc quản lý cùng những lễ tín ngưỡng hiện nay tại khu di tích gọi là Huyền Thiên.

Tuy là một di tích có kiến trúc khá lâu đời song do trải qua nhiều biến động, nhiều nấc thăng trầm của lịch sử nên Huyền Thiên cổ quán không còn mang dáng vẻ của ngày đầu khởi dựng nữa. Ngày nay Huyền Thiên cổ quán là dấu vết của cuộc đại trùng tu năm 1930 và năm 1984. Nhìn chung toàn thể

kiến trúc quán khá cân đối, hoàn chỉnh. Khu kiến trúc quán khá cân đối, hoàn chỉnh. Khu kiến trúc chính của quán được bố trí theo một đường “thần đạo” thẳng từ cổng vào qua điểm giữa hai toà nhà chính và toà nhà ở phía sau. Kiến trúc của khu quán không theo sự phát triển chiều ngang mà theo chiều sâu hun hút, tạo nên một không gian uy nghiêm, thiêng liêng, huyền bí.

* Hội quán

Trong khu phố cổ Hà Nội còn hai hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lan Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng của những người cùng quê.

Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán Quảng Đông thờ Quan Vân Trường, Hội quán Phúc Kiến thờ Thiên Hậu- một nữ thần được hầu hết các cộng đồng cư dân Nam Trung Hoa tôn thờ. Trong cấu dân cư của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, ở hi đầu địa giới đều có hai đền thờ: một thờ ông và một thờ bà. Trong khu phố cổ Hà Nội, ở trục Đông - Tây phố Hàng Buồm - Lãn Ông có hai Hội quán cũng là hai đền thờ, một thờ ông Quan Đế và một thờ bà Thiên Hậu.

Hội quán thường là công trình kiến trúc có quy mô lớn, cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng san rộng, sau đó là Phương Đình nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến các chính tẩm- lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán

* Nhà thờ Họ

Trong phố cổ Hà Nội hiện còn 5 nhà thờ của các dòng họ: Nhà thờ họ Lê(55 ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm) Nhà thờ họ Trịnh (144 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc) Nhà thờ họ Lê (39 Hàng Đậu, phường Hàng Bạc)

Nhà thờ họ Phạm (86 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc). Nhà thờ họ thường có 2 loại mặt bằng:

Loại 1: giống nhà ống với kiểu nếp nhà thấp, kế tiếp nhau qua khoảng sân rộng. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú trở thành nhà thờ chung của dòng họ. Điển hình của loại di tích này là nhà thờ họ Lê (55 ngõ Phất Lộc).

Loại 2: có kiến trúc nhỏ gồm một nếp nhà ngàn và phần hậu cung nhô ra ở phía sau thành mặt bừng chữ đinh đó là kiến trúc nhà thờ họ Trịnh ở 144 Hàng Bạc.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w