Lộ trình số 2 khu vực phía Tây Phố Cổ

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 70 - 79)

Thời gian tham quan từ 1 đến 1,5 giờ (Quãng đường 2,7km)

Đặc điểm của khu vực

Khu vực nằm ở phía Tây trục đường Hàng Đào - Hàng Đường này chủ yếu phát triển sau khi xây thành nhà Nguyễn vào năm 1805. Kinh thành này được xây dựng trên nền móng của thành trước nhưng có nhỏ hơn để dành ra các khu đất mới cho nhân dân sử dụng. Đầu thế kỷ XIX trên khu đất sát với kinh thành đã mọc lên những làng mới, các phường thợ, và dần dần các phố phường xuất hiện. Một chợ được mở gần cổng thành phía Đông (cửa Đông).

Trong mỗi phường đều có các đình chùa. Thành luỹ nhà Nguyễn đã bị thực dân Pháp phá huỷ trong những năm 1894 tới năm 189 để lấy đất mở phố và mở đường tàu hoả năm 1898.

Lịch sử khu vực

Khu vực phía Tây của khu 36 phố phường giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển phong trào yêu nước Việt Nam. Đầu tiên là việc hình thành phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục được các học giả yêu nước và cấp tiến sáng lập vào tháng 2 năm 190. Trụ sở của phong trào này ở tại số 10 phố Hàng Đào. Mục tiêu của phong trào này là tạo ra cơ hội được học tập rộng rãi cho mọi người, thúc đẩy văn hoá Việt Nam, truyền bá các tư tưởng dân chủ của Rousseau và Voltaire và đào tạo những người có khả năng giúp đất nước. Lương Văn Can là người lãnh đạo của phong trào này. Sau vài tháng hoạt động phong trào đã thu được sự mến mộ của quần chúng ở Hà Nội và nông thôn, sau đó đã bị chính quyền Pháp đóng cửa vì chống chủ nghĩa thực dân.

Từ năm 1919 tới năm 1929 các cuộc đấu tranh của công nhân tiếp tục phát triển, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội tháng 3 năm 1929. Trong thập kỷ tiếp theo nhiều ngôi nhà trong khu vực này trở thành chỗ ở, chỗ làm việc hay nơi hội họp bí mật cho các thành viên của các

tổ chức khác nhau nổi lên từ phong trào yêu nước. Trong số các tổ chức này có Công hội đỏ, (các chi bộ khác nhau của Đảng cộng sản Hà Nội) mà sau này trở thành Đảng Cộng sản Việt Nam, có toà soạn báo và bản tin yêu nước.

Phong trào này đã dẫn tới sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời song chỉ được một thời gian ngắn - từ tháng 12 năm 1946 quân Pháp cố gắng giành lại quyền kiểm soát Bắc Kỳ. Một trong những thời điểm gay cấn nhất mà khu vực này đã trải qua là trận kháng cự lại quân dân Pháp từ tháng 12 năm 1946 tới tháng 2 năm 1947. Trong thời gian này khu 36 phố phường mà sau này được biết tới nhu "vùng Interzone" nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Minh.

Nhiều trận đánh trên phố đã diễn ra ở đây. Một mê cung nhà cho phép Việt Minh di chuyển từ nhà này sang nhà khác mà không bị quân Pháp phát hiện ra. Các trận đánh ở đây kết thúc vào tháng 2 năm 1947 sau khi những chiến sỹ cảm tử quân cuối cùng ngã xuống.

* Bắt đầu chuyến du bộ

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phong trào Đông Kinh Nghĩa thục)

Bất đầu từ phố Đinh Tiên Hoàng nơi có quảng trường trước kia được mang tên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Vào thế kỷ XIX, khu vực mà trước kia là vườn dừa này được nhà cầm quyền dùng lãm bãi hành quyết. Sau đó quảng trường này được dùng làm trạm xe điện cho tới khi nó bị dẹp bỏ năm 1992.

Ngõ Tô Tịch

Tên Tô Tịch nghĩa là "chiếu trắng hay không có hoa văn". Ngõ này trước kia là nơi sinh sống của thợ tiện gỗ.

Phố Hàng Quạt trước kia được tách riêng thành 2 phố khác nhau: Phần phía Tây đặc trưng bởi sản xuất đồ đạc và các dụng cụ âm nhạc có dây và phần phía Đông là nơi sản xuất và tiêu thụ quạt. Ngày nay phố này là nơi bán các loại đồ vật dùng cho lễ hội.

Các công trình tôn giáo nằm trên phố này chỉ còn đền Dâu tại số nhà 64 là vẫn còn hoạt động.

Đền này thờ bà chúa Liễu Hạnh và được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII.

Nhà số 8, 10, 22, 28, 30 và 38 là những nhà ở truyền thống trên phố này. Phố Hàng Nón

Phố Hàng Nón trước đây được chia thành hai dẫy: dẫy phía Đông là nơi sản xuất và bán quần áo, còn các loại mũ nón khác nhau được sản xuất và bán ở dẫy phía Tây.

Trước kia ngôi đình của làng Yên Nội, đình Hàng Thiếc (nhà số 2) là nơi thờ thần sáng lập của những người thợ thiếc - Phạm Ngọc Thạch; Ông là người giới thiệu kỹ thuật này ở Việt Nam năm 1518 Ngày nay chỉ có ban thờ là thứ cổ duy nhất còn lại của ngôi đền.

Tại góc phố Hàng Nón và Hàng Mành có một cửa hàng làm và bán các dụng cụ âm nhạc truyền thống. Bên cạnh cửa hàng truyền thống này, có hiệu cắt tóc (số 1 Hàng Mành) đã từng là nơi liên lạc cho Đảng Cộng sản ở Hà Nội (1938).

Ngôi nhà số 15 Hàng Nón cũng là một địa điểm lịch sử quan trọng. Nơi diễn ra: Đại hội dân tộc đầu tiên của Công hội đỏ ngày 28/7/1929. Đại hội này được tổ chức tại đây - nhà một cán bộ của liên minh mà bên ngoài là cửa hàng bán thuốc lá. Những đại biểu của công nhân được cải trang thành các thương gia để tham dự đại hội. Ngôi nhà này sau đó đã trở thành nơi liên lạc của liên đoàn. Một trong những thành tựu đầu tiên của liên đoàn là sáng lập Báo Lao

Động vào tháng 8 năm đó. Ngày nay ngôi nhà này không còn hình dạng như xưa, chỉ có tấm biển ở trên tường nơi đây ghi nhận về sự kiện lịch sử đáng được ghi nhớ này.

Phố Hàng Thiếc

Trước kia các đồ vật bằng kim loại như chóp nón nhỏ, đèn dầu, giá đỡ nến, bình trà và thùng kim loại được sản xuất ở phố này. Thiếc còn được sử dụng làm gương. Ngày nay ở đây sản xuất các sản phẩm bằng tôn, sắt.

Ngôi nhà số 42 ở phố này là trụ sở chính của Nguyễn Ngọc Dự, một trong những người sáng lập chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ở đó tới tận tháng 4 năm 1930. Ngôi nhà xưa giờ không còn nữa nhưng ở đây có một tấm biển ghi lại sự kiện này.

Trên phố này có các nhà ở truyền thống và nhà mang phong cách phương Tây, nhà số 65, 49 và 20.

Phố Hàng Thiếc là nơi diễn ra trận đánh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tháng 2 năm 1947. Tấm biển tưởng niệm trận đánh này được trân trọng treo trên một bức tường ở ngôi nhà số 5.

Phố Hàng Bồ

Trước kia phố này chạy qua 2 làng: Nhân Nội và Xuân Yên. Trước khi Pháp đặt chân lên Hà Nội, ở phía Đông phố này bán giầy dép trong khi hoạt động chính ở phần giữa phố là làm giỏ tre. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư ở đây vào khoảng năm 1900, họ xuất nhập khẩu các mặt hàng của Trung Quốc, Việt Nam và của nhiều nước khác. Cũng có một số cửa hàng của người Nhật. Vào thời đó chỉ có một số gia đình người Việt sinh sống trên phố này.

Đình Nhân Nội tại số nhà 84b  thờ công chúa Lan Ngọc được xây vào khoảng giữa thế kỷ XIX.

Một loạt nhà mang phong cách phương Tây như số nhà 59, 57, và 55. Nhà số 74 và 66 cũng đáng vào thăm quan. Có thể thấy một số nhà cổ truyền thống như số nhà 88, 6, 58 và 33.

Phố Hàng Cân

Có nhiều loại cân khác nhau được bày bán trên phố này vào cuối thế kỷ XIX. Chúng được các thợ kim hoàn, người bán dạo trên phố và người bán thuốc sử dụng.

Phố Hàng Cân trước kia được chia thành hai làng. Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy ở đầu phố có đền thờ Xuân Yên thờ công chúa Lan Ngọc ở tại số nhà 44 cũng như dấu tích của đình Đồng Môn xây vào cuối thế kỷ XIX tại nhà số 8, trong đền Xuân Yên chỉ còn giữ lại một vài chi tiết trang trí mái. Những nhà ở truyền thống ở phố này như nhà số 46, 42, 36, 34 và 32. Trong đó nhà số 32 và 46 trước kia bán nhiều loại cân.

Phố Lãn Ông

Lãn Ông là bút danh của lương y Lê Hữu Trác sinh năm 1724, đó là một lương y nổi tiếng của Việt Nam.

Từ trước đến nay ở phố này vẫn có nhiều cửa hàng bán thuốc đông y nhất. Trước đây hầu hết cửa hàng này do các thương gia người Việt gốc Hoa đứng ra làm chủ. Họ bán thuốc Bắc (Trung Quốc). Các tấm biển chữ Hán ở trên tường của nhiều nhà đã nói lên điều đó.

Trong thời kỳ Pháp thuộc phố Lãn Ông có tên Phúc Kiến chứng tỏ người Hoa từ Phúc Kiến (Trung Quốc) đều định cư ở phố này từ lâu (nửa sau thế kỷ XVII), ở phố này có một ngôi chùa do họ xây dựng mong phong cách Trung Hoa ở số nhà 42 phố Lãn Ông. Công trình này giờ là trường tiểu học.

Nhà cổ mang phong cách sống của người Hoa là các số nhà 10, 36, 55 và 57.

Phố Thuốc Bắc ngày xưa là phố bán thuốc bắc như phố Lãn Ông ngày nay, phố này vẫn còn bán các loại dược thảo, rễ và hạt mà sử dụng để làm thuốc. Đoạn giữa phố Hàng Bút và Hàng Phèn bán quần áo.

Trên phố này có một loạt nhà giữa số nhà 65 và 77, mang phong cách phương Tây rất đẹp và một ngôi nhà phong cách truyền thống ở số nhà 71.

Phố Hàng Bút

Trước đây phố này là nơi ở của những người nghèo với các cửa hàng bán các túi nhỏ, quần áo và mũ trẻ em được làm từ những mẩu vải thừa vì vậy phố này trước có tên là phố "Hàng Mụn" có nghĩa là "rẻ rách". Sau cách mạng tên của phố này được đổi thành "Hàng bút" nghe trang nhã hơn.

Hai công trình tôn giáo có cổng hậu mở ra phố này. Tại số 5 là cổng sau của đền Đông Thành, đã có từ thời Nguyễn nhưng đã bị phá huỷ vào thời kỳ toàn quốc kháng chiến năm 1946. Tại số 6 là cổng sau của đình làng Đông Thành, cũng có từ thế kỷ XIX, lối trước của đình ở số 7 Hàng Vải, đình này thờ Trấn Vũ, một trong những vị thần trấn giữ kinh thành Thăng Long.

Phố Bát Sứ

Trước kia ở phố này bán các loại chén, bát, đĩa bằng sứ được làm ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sau năm 1920 các thương gia bắt đầu buôn bán sắt.

Đầu thế kỷ XX phố này đa số các nhà đều chỉ có 1 tầng, sau năm 1920 bắt đầu xuất hiện các ngôi nhà 2 tầng.

Phố Hàng Vải

Phố Hàng Vải trước là địa danh của làng Tân Khai phố được mở mang từ năm 1822 trên đất thu hồi sau khi xây thành nhà Nguyễn. Các cửa hàng trên phố này trước đây bán vải và quần áo gụ. Ngày nay nhiều cửa hàng bán hàng đan tre.

Ở góc phố Hàng Vải với Hàng Gà tại số nhà 44 là  đình Tân Khai xây năm 1832, ở đây thờ Bạch Mã, Tô Lịch và Thiết Lâm. Trên khu vực này còn có chùa Thái Cam (số 16 Hàng Gà) xây năm 1822, ở trong sân chùa này trước có một giếng nước sạch được mọi người trong phố đến xin mang về đun sôi chuyên dùng để pha chè Tàu.

Phố Phùng Hưng

Phố này mang tên Phùng Hưng để tỏ lòng tôn kính nhớ tới vị thủ lĩnh sinh năm 770, người đã tổ chức nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Đường nhằm giải phóng đất nước khỏi ách thống trị Trung Hoa thời đó. Phố này được xây trên vị trí xưa kia là hào của thành nhà Nguyễn.

Ngôi nhà tại số 105 là trụ sở của Báo Tin tức, một ấn phẩm của Đảng Cộng sản những năm 1936-1939.

Phố Cửa Đông

Phố này xưa là phía Đông của thành nhà Nguyễn có cổng chính gọi là Đông Môn. Tên phố gợi cho ta về quy mô của thành nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, và nói lên đó là phố mới mở từ sau khi phá thành.

Phố Hàng Phèn

Các cửa hàng trên phố này xưa bán phèn Sunfat nhôm và giấy gói quà. Tại góc phố Bát Sứ nhà số 52  là một ví dụ điển hành về nhà ở truyền thống với các đặc trưng dễ phân biệt như chỉ giới nhà trên phố, mái dốc, các nguyên vật liệu các bức tường hồi,...

Phố Bát Đàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cửa hàng trên phố này từng bán bát, đĩa và hình bằng sứ làm ở làng gốm Bát Tràng ngoại thành gần Hà Nội.

Phố có Đình làng Nhân Nội  xây cuối thế kỷ XIX (số nhà 33) thờ Bạch Mã, một trong những thần trấn giữ Hà Nội.

Phố Hàng Điếu

Ống điếu dùng để hút thuốc lào đã từng được bán ở phố này, nhưng đến đầu thế kỷ XX chỉ còn có 2 cửa hàng ở số nhà 54 và 62 là vẫn làm và bán điếu tre và thuốc lào. Gần đây ở phía Nam của phố có vài cửa hàng thuộc da dùng để làm giầy và dép. Thợ thuộc da có cả người Hoa và người Việt.

Tại số nhà 30, phía sau của ngõ có đền Hoa Thân xây năm 1838, đền thờ thần trị hoả (lửa). Trên phố có một số nhà cổ (số 6, 8, 10 và 24) và một số nhà có mặt tiền theo phong cách Châu Âu như nhà số, 9, 36.

Ngõ Yên Thái

Trước kia nghề truyền thống của người dân sống trên ngõ phố này là nghề thêu. Đình thờ ông tổ của nghề thêu nằm tại số nhà 2A.

Ngõ Tạm Thương

Đầu thời Nguyễn ở ngõ này có một kho gạo. Gạo thu thuế được giữ ở đây trước khi nhập vào kho của triều đình trong thành.

Tại nhà số 8 là đình Yên Thái (thờ Hoàng Hậu Ỷ Lan, vợ vua Lý Thánh Tông và mẹ vua Lý Nhân Tông. Hoàng Hậu sống ở cung Đông Thiên nằm ở khu đất chùa Kim Cô tại số 73 phố Đường Thành. Bà mất năm 1177, thọ hơn 73 tuổi. Bà được thờ ở chùa Kim Cô cho tới khi việc thờ cúng bị cấm đoán và khoảng thế kỷ XIV hoặc XV. Chùa bị quân Nguyên Mông phá huỷ dưới triều Trần (1225-1400) nhưng lại được xây dựng lại dưới triều Lê (1407-1527).

Phố Hàng Bông

Phố Hàng Bông ngày nay tập hợp nhiều đoạn phố cũ có tên gọi khác nhau. Đoạn phố giữa Hàng Da và Hàng Mành có nhiều cửa hàng xưa bán chăn bông, màn và gối. Một số cửa hàng chuyên chạm trổ câu đối sơn son thiếp vàng.

Đoạn phố giữa phố Hàng Mành và Hàng Hòm có các cửa hàng bán hài mũi thuyền của người Việt, nón và các đồ bằng giấy.

Trên phố Hàng Bông hiện còn một số nhà phong cách phương Tây như số nhà 42, 30 và 27.

Phố Hàng Gai

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX các sản phẩm bằng sợi thừng hay sợi đay được bán ở phố Hàng Gai. Từ thế kỷ XIX nghề in gỗ đã trở thành một trong những nghề chính trên phố này. Vì vậy ở đây có các cửa hàng in và cửa hàng sách. Ngày nay hầu hết các cửa hàng chuyển sang bán quần áo lụa và đồ mỹ nghệ.

Ở phía này trước kia có đình Cổ Vũ ở tại số nhà 85, nay nơi đây đã trở thành nhà ở, cây đa trước cửa đình xưa nay vẫn được dân phố sùng bái thắp hương cúng lễ.

Phố Hàng Gai là giới hạn phía Nam của khu 36 phố phường. Trong các ngày tháng toàn quốc kháng chiến (1946-1947) phố là ranh giới chiến tuyến, dãy phố lẻ nằm dưới sự kiểm soát của quân Pháp, dẫy phố chẵn dưới sự kiểm soát của quân đội nhân dân (Việt Minh).

Tóm lại, khu Phố Cổ Hà Nội là một địa bàn có sự đậm đặc đan xen giữa di tích cổ truyền và di tích cách mạng kháng chiến. Nói đến vùng đất "36 phố phường" là nói đến phía đông của Hoàng Thành, nói đến hàng loạt "địa chỉ đỏ" nói đến một quận anh hùng. Các di tích kháng chiến cùng với các di tích cổ truyền trong khu Phố Cổ là di sản văn hoá vô giá, góp phần tạo nên diện

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH của KHU PHỐ cổ để PHÁT TRIỂN DU LỊCH hà nội (Trang 70 - 79)