Phát triển vấn đề khoa học.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 90 - 92)

Đề tài khoa học thường bắt nguồn từ những ý tưởng khoa học độc đóa của cá nhân và sau đó là sự đóng góp chung của tập thể. Đề tài được xây dựng trên cơ sở:

+ Phát hiện ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy và chưa có ai nghiên cứu, chưa có tài liệu nào trình bày.

+ Phát hiện những sai sót, sự không hoàn thiện của lý thuyết hiện có.

+ Phát hiện mâu thuẫn của các trường phái lý thuyết. Từ các mâu thuẫn này có thể tìm thấy một hướng nghiên cứu mới tốt hơn.

+ Phát hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết với thực tế. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn tạo ra khoảng cách không thể chấp nhận được.

+ Phát hiện sự bế tắc của các phương pháp phát hiện có, bằng cách làm cũ không tạo được hiệu quả công việc, cần phải có các phương pháp hành động mới.

+ Phát hiện sự phát triển chậm chạp của thực tế. Tức là cuộc sống đang dậm chân tại chỗ do nhiều nguyên nhân, cầm tìm tòi các nguyên nhân đó để đề xuất các giải pháp hành động thích hợp.

Các ý tưởng về đề tài của cá nhân thường xuất hiện trong quá trình giải quyết các công việc thực tế, trong khi nghiên cứu tài liệu lý thuyết hay thực tiễn, trong trao đổi, tranh luận, hội thảo và cũng có khi xuất hiện bất ngờ theo cơ chế trực giác.

Tổ chức nghiên cứu là huy động nhân lực, vật lựuc thực thi kế hoạch, tạo ra sản phẩm khoa học. Nghiên cứu không còn là hoạt động của một cá nhân mà là một sự phối hợp của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành khoa học. Nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động của xã hội. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu dù là của tập thể vẫn phải là thực hiện trên cơ sở ý tưởng của một cá nhân và chiếm lược tìm tòi của ý tưởng đó.

Thực hiện đề tài được giao từ các cấp bộ và chương trình khoa học nhà nước một dạng phân tầng nghiên cứu theo chiếm lược chung, mà sự phát hiện ra vấn đề nghiên cứu thuộc về cấp chỉ huy chiếm lược bên trên.

Chương VIII

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Khi bắt tay vào nghiên cứu một đề tài khoa học thì một thao tác rất quan trọng là phải xây dựng một đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi và nội dung của công trình.

Đối với một luận văn Thạc sĩ hay luận án Tiến sĩ thì đề cương nghiên cứu bao gồm các mục sau đây.

Tên đề tài…. (Được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp bao quát được đối tượng và hàm chứa nội dung và phạm vi nghiên cứu).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)