XÂY DỰNG KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 57 - 59)

Xây dựng khái niệm là công việc đầu tiên của người nghiên cứu, bởi vì không có sự thống nhất khái niệm thì không thể có ngôn ngữ chung trong tranh luận khoa học. Trong bất cứ nghiên cứu nào, người nghiên cứu cũng cần phải chuẩn hóa nhỡng khái niệm vốn đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác, thống nhất hóa những khái niệm được hiểu biết khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau và phải xây dựng những khái niệm hòan toàn mới để đáp ứng cho sự đòi hỏi của nhiệm vụ nghiên cứu mới.

1. Khái niệm là gì ?

Khái niệm là một hình thức tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất và

chúng của một nhóm sự vật trong thế giới quan.

Khái niệm là kết quả của quá trình trừu tượng hóa và khái quát hóa một nhóm vật trong thế thời khách quan.

Trừu tượng hóa là một phương pháp của tư duy, trong đó chúng ta tách một mặt riêng lẻ của sự vật ra khỏi những mặt khác, nhằm nhận thức sâu sắc từng mặt riêng lẻ, trên cơ sở đó tư duy của chúng ta phân tích, so sánh, lựa chọn để phát hiện ra được mặt của bản chất sự vật hiện tượng.

Nhưng tư duy của con người không dừng lại ở trừu tượng hóa. Sau khi phát hiện ra được những thuộc tính bản chất của sự vật, tư duy con người có xu hướng nhìn ra xung quanh xem còn có những sự vật nào nữa cũng có những thuộc tính bản chất mà ta phát hiện được ở sự vật có chung thuộc tính bản chất. Đó là sự khái quát của quá trình trừu tượng hóa và khái quát hóa đợpc ghi lại dưới hình thức khái niệm. Như vậy, khái niệm là sự phản ánh trong nhận thức cái chung và cái bản chất của một nhóm sự vật mà ta nhận được sau khi trừu tượng hóa và khái quát hòa tài liệu do thực tiễn cung cấp. Chính vì vậy, khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ óc con người.

2- Khái niệm và từ

Mỗi khái niệm được biểu hiện dưới ngôn ngữ bằng một cụm từ (tên gọi). Cần chú ý rằng tên gọi là cái chủ quan và người ta quy ước với nhau. Còn nội dung của khái niệm là cái khách quan. Nội dung đó của sự vật khách quan quy định. Nội dung đó không phụ thuộc vào ý muốn của chủ quan. Đó là nội dung

khách quan vốn có của sự vật.Chính vì vậy, tên gọi có thể thay đổi, nhưng không vì thế mà nội dung của khái niệm phải thay đổi theo.

3- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

Khái niệm gồm 2 bộ phận chính là: Nội hàm và ngoại diên.

Nội hàm: Nội hàm của khái niệm là những hiểu biết về toàn thể thuộc tính

bản chất của sự vật được phản ánh trong khái niệm.

Ngoại diên: Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những sự vật có chứa các

thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm.

Giữa nội hàm và ngoại diên có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi mở rộng ngoại diên của khái niệm thì những dấu hiệu đặc trưng trong nội hàm của khái niệm bị thu hẹp và ngược lại, khi thu hẹp ngoại diên của khái niệm thì nội hàm khái niệm được mở rộng ra.

Thí dụ, khi mở rộng ngoại diện của khái niệm la “bông hoa” ta có hoa hồng, hoa huệ, hoa lan,v.v… Nhưng nếu ta thu hẹp ngoại diên của khái niệm chỉ là “hoa hồng” thì ta có hồng nhung, hồng bạch, hồng vàng…

4- Phương pháp định nghĩa một khái niệm:

Công việc của nghiên cứu khoa học buộc người nghiên cứu phải định nghĩa các kinh nghiệm.

Có nhiều hình thức định nghĩa khái niệm khoa học:

1- Lôgíc hình thức đặc biệt chú ý đến phương pháp định nghĩa một khái niệm bằng cách quy vào một khái niệm có ngoai diên rộng hơn.

Ví dụ, trong định nghĩa “triết học khoa học về quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới” ta có thể thấy: “triết học” – sự vật cần định nghĩa; “khoa học” – sự vật gắn bó và có ngoại diên rộng hơn; : quy luật chung nhất” – nội hàm của sự vật cần định nghĩa.

Tuy nhiên, phương pháp này là vạn năng, bời vì, phương pháp này không thể sử dụng được khi ta định nghĩa những khái niệm mà không có các khái niệm khác có ngoại diên rộng hơn. Thí dụ khi định nghĩa các khái niệm phạm trù. Chẳng hạn như khi ta định nghĩa khái niệm về phạm trù vật chất. Phương pháp định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin là một đóng góp cho khoa học lôgic.

2- Định nghĩa phát sinh là loại định nghĩa trình bày nguồn gốc hình thành đối tượng. Thí dụ: “Đường tròn là đường cong khép kín được tạo nên bởi điểm A quay quanh điểm O với khoảng cách không đổi”.

3- Định nghĩa mô tả là loại hình định nghĩa làm rõ đối tượng bằng cách liệt kê các ngoại diên của khái niệm. Thí dụ: “Người thừa kế là những người có quan hệ hôn nhân hay huyết thống với chủ tài sản, như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em ruột…”

Tài sử dụng, phương pháp định nghĩa khái niệm trên, cần chú ý đến các quy tắc sau đây:

Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối. Điều đó có nghĩa là ngoại dien của khái niệm được định nghĩa phải cân đối với ngoại diên của khái niệm để dùng định nghĩa.

Quy tắc 2: Trong định nghĩa không được nói vòng quanh.

Quy tắc 3: Trong định nghĩa phải chỉ ra những thuộc tính bản chất của đối tượng dưới hình thức khẳng đinhk.

Thí dụ: Nếu ta định nghĩa: “Lôgic học là khoa học về tư duy”. Đây là một định nghĩa không cân đối, quá rộng. bởi vị ngoại diên của khái niệm “khoa học về tư duy” quá rộng so với khái niệm lôgic học.

Nếu ta định nghĩa: “Lôgic học là khoa học về từ duy đúng đắn”, thì một câu hỏi đặt ra là : “Tư duy đúng đắn là gì?”. Nếu câu trả lời là: “Tư duy đúng đắn là sự tư duy tuân theo những quy tắ của logic học”. Thì đây là một định nghĩa nói vòng quanh, ở đây không làm rõ được nội hàm của khái niệm cần được định nghĩa.

ĐẶT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU I- Khái niệm về giả thuyết nghiên cứu I- Khái niệm về giả thuyết nghiên cứu

Cũng như việc xây dựng khái niệm, đặt giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết là công việc thiết yếu số một của nghiên cứu khoa học. Thiết những thao tsac lôgic này thì không co nghiên cứu khoa học. “Giả thuyết là khởi điểm của mọi nv khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết”*.

Một giả thuyết có thể được đặt ra phù hợp với quy luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng, song rất có khả năng là giả thuyết được đặt ra không phù hợp và bị bác bỏ hoàn toàn sau một quá trình nghiên cứu, nhưng đối với nghiên cứu khoa học, “có một giả thuyết sai còn hơn không có một giả thuyết nào cả”**.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)