Chứng minh giả thuyết.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 67 - 70)

III- Quan hệ giả thuyết nghiên cứu và phán đoán và suy luận lôgic

b)Chứng minh giả thuyết.

Việc chứng minh giả thuyết thường được diễn ra rất phức tạp.

Nếu như hệ quả của giả thuyết được xác nhận, được chứng minh, thì điều đó chưa có nghĩa là giả thuyết được chứng minh. Bởi vì, sơ đồ:

G → h. h

G Không là tất yếu logic

Như vậy, nếu như mối quan hệ giữa giả thuyết G và hệ quả h của nó mới chỉ là G → h; thì việc h được xác nhận, chưa đủ để xác nhận G.

Giả thuyết G chỉ được xác nhận, chỉ được chứng minh khi mối quan hệ giữa G và h được xác lập là G ⇔h (h là điều kiện cần và đủ của G), và h đã được thực tế xác nhận. Bởi vì sơ đồ:

G ⇔h h

G là tất yếu logic

Trong thực tế, việc xác nhận G diễn ra rất phức tạp. Để chứng minh giả thuyết G, người ta thường tìm cách rút ra từ giả thuyết G, không phải chỉ là một hệ quả, mà là một số hệ quả, trong đó tập hợp các hệ quả này là điều kiện cần và đủ của giả thuyết G. G (h1,h2,h3,…). Và nếu tất cả các hệ quả h1,h2,h3,… đã được xác nhận, thì điều đó cũng có nghĩa là giả thuyết G được chứng minh, Bởi vì: G (h1,h2,h3,…) ⇔ ⇔ G h3,...) h2, (h1, là tất yếu logic

Tuy vậy, từ việc nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra mấy đặc điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của logic hình thức trong quá trình chứng minh hay bác bỏ một giả thuyết là:

- Đặc điểm thứ 1: Những quy luật của logic hình thức mới chỉ phản ánh được sự vật trong tính ổn định tương đối về chất, mà chưa phản ánh được sự biến đổi và phát triền của sự vật và hiện tượng.

- Đặc điểm thứ 2: Logic hình thức mới chỉ quan tâm đến tính chính xác về mặt hình thức logic của các tư tưởng, mà chưa quan tâm đến nội dung cụ thể của các tư tưởng.

Chính vì vậy, để chứng minh hay bác bỏ một giả thuyết, ngoài việc vận dụng lý luận của logic hình thức ta còn phải dựa vào logic biện chứng.

Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết, nghiên cứu. Khi một giả thuyết nghiên cứu được chứng minh, thì quá trình nghiên cứu kết thúc. Ngược lại, khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ, thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết, hoặc phải xem xét lại giả thuyết và thậm chí, phải đặt lại một giả thuyết khác.

CHƯƠNG V

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 67 - 70)