ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 36 - 40)

Nghiên cứu khoa học trước hết là một hoạt động xã hội, là một dạng nhân công lao động xã hội. Nhưng nghiên cứu khoa học có những đặc điểm khác với các loại hình lao động khác, nhất là so với lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Những đặc điểm ấy làm cho lao động nghiên cứu khoa học khó đánh giá. Chính Marx cũng phải nói rằng: “Sản phẩm của lao động khoa học luôn luôn được đánh giá kém xa so với giá trị thực của nó, bởi vì giá trị lao động sống nhằm tái tạo ra nó không thể nào so sánh được với giá trị lao động quá khứ đã sáng tạo ra nó lần đầu tiên”. Để minh họa, Marx đã lấy ví dụ, “Bất kỳ một em học sinh tiểu học nào cũng có thể học thuộc lòng một bản cửu chương. Trong khi các nhà bác học phải mất bao nhiêu năm nghiên cứu mới xây dựng nên nó. Để có cơ sở đánh giá giá trị và tầm quan trọng của loại hình lao động này, chúng ta nêu lên một số đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học.

1. Tính mới mẻ

Nghiên cứu khoa học là một quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật, hiện tượng mà con người chưa biết. Vì vậy, quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có sự phát hiện lại hoặc sáng tạo lại. Vì vậy, tính mới là thuộc tính số một của lao động khoa học.

Đặc điểm trên đây cho thấy một đặc điểm khác, là quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại một thí nghiệm hoặc một quan sát đúng như công việc đã làm trước đó. Ví dụ, khi làm lại một thí nghiệm hóa học với những thành phần hóa chất tham gia phản ứng vẫn được giữ nguyên như ban đầu, thì các tham số về điều kiện phản ứng, như nhiệt độ, áp suất, v.v… phải thay đổi.

“Tính mới” cần phải được hiểulà, cho dù đạt được một phát hiện mới, nhưng người nghiên cứu còn tiếp tục vươn tới những phát hiện mới hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tính mới của nghiên cứu khoa học không hề mâu thuẫn, và do vậy, không thể bị hiểu lầm bởi một tính chất khác về tính tin cậy của kết quả nghiên cứu.

2. Tính thông tin

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương pháp tổ chức sản xuất mới, vv… Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó.

Ví dụ, trong trường hợp kết quả nghiên cứu cho sản phẩm là một kilogram thóc giống vừa được thử nghiệm thành công. Nhìn bề ngoài, nó có thể không khác bao nhiêu so bởi một kilogram thóc khác, nhưng đi sâu vào bên trong, nó chứa đựng những thông tin hoàn toàn mới về kỹ thuật lai tạo, kỹ thuật canh tác, khả năng chống chịu sâu bệnh, chế độ chăm bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, v.v...

3. Tính khách quan

Tính khách quan vừa la đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Một nhận định vội vã theo cảm tính, một kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.

4. Tính tin cậy

Tính tin cậy là một thuộc tính của sản phẩm khoa học. Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó chỉ có thể xem là tin cậy khi nó có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau.

Một kết quả ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vận động hoặc hiện tượng. Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi trình bầy một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đã chỉ rõ các điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có). Ví dụ, khi nói “nước sôi ở nhiệt độ 1000C”, thì người nghiên cứu đã phải chỉ ra điều kiện là nước nguyên chất, đun nóng dưới áp xuất 1atm. Nếu lặp lại các điều kiện giống như thế, mọi người đều có thể đạt được kết quả giống như những kết quả đạt được trước đó.

5. Tính rủi ro

Tính hướng mới của nghiên cứu khoa học quy định một thuộc tính quan trọng khác của nghiên cứu khoa học, đó chính là tính rủi ro. Một nghiên cứu có

thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiêu nguyên nhân với các mức độ khác nhau, chẳng hạn, do thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy; do trình độ kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đáp ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết; do khả năng thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm để xử lý vấn đề; do giả thuyết nghiên cứu đặt ra sai; do những tác nhân bất khả kháng,v.v…

Ngay cả những nghiên cứu đã thử nghiệm thành công vẫn chịu những rủi ro trong áp dụng kỹ thuật chưa được làm chủ, hoặc ngay cả khi đã thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hội nào đó.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, sự thất bại cũng được xem là một kết quả. Kết quả ấy cũng được mang ý nghĩa về một kết luận của nghiên cứu khoa học, mà nội dung là, các giả thuyết đã đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa là, trong sự vật hoặc hiện tượng không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Kết quả này cũng phải được tổng kết lại, được lưu giữ như một tài liệu khoa học nghiêm túc. Mục đích của sự tổng kết là để tránh cho các nhà nghiên cứu khác không dẫm trên lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.

6. Tính kế thừa

Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến trúc. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học rất xa khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu kinh tế học, Marx đã kế thừa những kiến thức về mô hình toán học để thiết lập mô hình toán học của quá trình tái sản xuất xã hội.

Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửu cố thủ trong những “kho tàng” lý luận và phương pháp luận “riêng có” của mình mà bài xích sự thâm nhập cả về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù là rất khác nhau.

Hàng loạt các phương hướng nghiên cứu mới và các bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học. Chẳng hạn, sự xuất hiện bộ môn Kinh tế chính trị học chính là kết quả kế thừa những cơ sở lý luận và phương pháp luận của chính trị học và nghiên cứu kinh tế học.

Hiển tính kế thừa mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt phương pháp luân: Trước hết, người nghiên cứu không giữ thái độ quá cứng nhắc và tự

mãn đối với những hệ lý luận và phương pháp luận “của mình” đến mức từ chối tiếp nhận những cơ sở lý luận và phương pháp luận tiên tiến của các bộ môn khoa học khác. Hơn nữa, người nghiên cứu không ngộ nhận và áp đặt những lý luận và phương pháp luận “của mình” cho các lĩnh vực nghiên cứu khác.

7. Tính cá nhân

Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện, thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính chất quyết định. Tư duy cá nhân trong nghiên cứu chính là quá trình tự tìm tòi, điều tra, sáng tạo để có ý kiến riêng có giá trị mới mẻ về mặt khoa học. Người nghiên cứu nên thường xuyên kiểm tra trong các tác phẩm của mình về xuất xứ của các sản phẩm trí tuệ, xem đâu là sản phẩm tư duy của riêng mình, đâu là ý kiến cấp trên, đâu là tiếp thu của người khác hoặc kế thừa từ một công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước.

8. Tính kinh phí

Tính kinh phí là một đặc trưng đáng lưu ý của nghiên cứu khoa học. Đặc trưng này thể hiện ở một số điểm sau:

- Lao động nghiên cứu khoa học rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thậm chí có thể nói, lao động khoa học hầu như không thể định mức.

- Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể khấu hao, nếu nó được đặt trong balô của các nhà nghiên cứu. Có hai lý do:

+ Thứ nhất, tần suất sử dụng không ổn định và hầu như rất thấp. Một kính hiển vi điện tử rất đắt tiền có thể chỉ sử dụng để phân tích một vài mẫu thí nghiệm trong một tuần, đôi khi sử dụng dồn dập trong vài ba ngày với tần suất 24/24 giờ, và sau đó hàng tháng, thậm chí hàng năm không sử dụng đến nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thứ hai, tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước rất xa so với tốc độ hao mòn hữu hình, một thiết bị thí nghiệm hoặc một máy vi tính đắt tiền chưa kịp hao mòn hữu hình thì đã bị lỗi thời về kỹ thuật.

- Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định được, ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật dưới dạng các sáng chế và hình mẫu rất có giá trị về kỹ thuật, thậm chí có thể giá trị mua bán rất cao trên thị trường, song không thể áp dụng chỉ vì một lý do thuần túy xã hội, và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không thành hiện thực.

- Lợi nhuận trong nghiên cứu khoa học không dễ xác định.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 36 - 40)