Vấn đề nghiên cứu là những điều chưa biết, hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất sự vật hoặc hiện tượng, cần được là sáng rõ trong quá trình nghiên cứu.
Khi nói đến nghiên cứu khoa học là sự tìn tòi nhằm khám phá quy luật bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, hoặc sáng tạo những giải pháp mới cho mục đích cải tạo thế goới, thì cũng có nghĩa, nghiên cứu khoa học, trong mọi trường hợp đều nhằm vào những điều chưa biết (một quy luật chưa biết được khám phá, một giải pháp chưa được sáng tạo, một hình mẫu chưa được kiểm chứng). Vì vậy, vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi cần được giải đáp trong nghiên cứu. Khi phát hiện được vấn đề ở người nghiên cứu tất yếu sẽ nảy sinh hàng loạt ý tưởng giải quyết. Ý tưởng đó được gọi là ý tưởng nghiên cứu, hoặc còn gọi là ý tưởng
khoa học. Đây chính là cơ sở ban đầu đi đến những giả thuyết nghiên cứu.
Con đường hình thành ý tưởng nghiên cứu: Cuối cùng, vấn đề được đặt ra
về mặt phương pháp luận là làm thế nào phát hiện được những vấn đề nghiên cứu để đến được ý tưởng nghiên cứu? Đối với người nghiên cứu đã có một bề dày kinh nghiệm, thì rất có thể luôn có những ý tửng nv thường trực trong đầu. Tuy nhiên, đối với những người nghiên cứu mới bước chân vào con đường nghiên cứu, thì cách thức hình thành ý tưởng nghiên cứu là một vấn đề đáng được quan tâm. Đại thể có thể có những con con đường dau đây dẫn đến ý tưởng nghiên cứu:
+ Phát hiện những kẻ hở trong khoa học: Loại ý tưởng này xuất hiện khi người nghiên cứu bất chợt nhận ra chỗ yếu hoặc những nội dung chưa được giải quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học trong quá trình viết nhận xét phản biên cho một công trình khoa học của đồng nghiệp.
+ Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học: Loại ý tưởng này xuất hiện trong khi tham dự những hội nghị khoa học. Do sự vận động của bộ não mà trong đầu người nghiên cứu nảy ra những suy luận liên tục trước những ý kiến tranh luận, những nhận xét phản biện, dẫn đến những ý tưởng hoàn toàn mới lạ mang bản sắc riêng biệt của mình.
+ Nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường: Loại ý tưởng này xuất hiện tương tự như khi hình thành khách ngồi trên xe chạy với tốc độ nhanh có cảm giác như mọi vật đều chạy ngược lại hướng xe chuyển động. Về mặt logic học, đây là sự tìm kiếm môt khái niệm đối lập với khái niệm đang tồn tại, nghĩa là, đi tìm kiếm một cách phân đôi khái niệm. Dự hình thành nàyvề mọi sự vật dẫn đến những ý tưởng nghiên cứu thường rất độc đáo cả trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và trong khoa học xã hội.
+ Sự nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động kinh tế: Nhiều khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, không thể sử dụng những biện pháo thông thường để xử lý. Thực tế này đã đặt trước người nghiên cứu những câu hổi phải trả lời (xuất hiện vấn đề nghiên cứu), đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới xuất phát từ việc nghiên cứu tận gốc rễ những quy luật của sự vật hiện tượng.
+ Sự kêu ca phàn nàn của người không am hiểu: Đôi khi nhiều ý tưởng nghiên cứu được xuất hiện nhờ sự bắt gặp những lời phàn nàn của những những người không am hiểu trong lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Khi người nghiên cứu đã thai nghén những ý tưởng sáng tạo khác nhau, sự bắt gặp nguồn này đôi khi đưa đến những ý tưởng nghiên cứu sáng tạo bất ngờ.
+ Những ý tưởng khoa học bất chợt xuất hiện: Đây là những ý tưởng khoa học xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong đầu người nghiên cứu không phục thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào.
Điều này cuối cùng đối với người nghiên cứu là:
1) Các ý tưởng khoa học thường xuyên xuất hiện rất nhanh, đôi khi chỉ như một ý nghĩ thoảng qua trong tư duy về một vấn đề khác. Vì vậy, người nghiên cứu cần ghi lại ngay vì bộ nhớ sinh học sẽ xóa nhòa đi rất nhanh mọi thông tin quý giá đó nếu như nó không được giao nhiệm vụ tiếp tục xử lý.
2) Ý tưởng nghiên cứu như mang một ý nghĩa thực tế đối với khoa học. Nó phải được người nghiên cứu tiếp tục phát triển tư duy để nâng lên đến một trình độ cao hơn. Đó là giả thuyết nghiên cứu.