CÁC QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG NHẤT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HọC.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 46 - 51)

TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HọC.

1- Phép biện chứng duy vật là cơ sở chung của mọi nhận thức khoa học.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa phép duy vật và phép biện chứng trong nhìn nhận thế giới. Phép biện chứng duy vật là sự kết tinh của các thành tựu khoa học và các tư tưởng Triết học nhân loại. Phép duy vật là sự khẳng định vật chất là cái có trước quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não của con người. Phép biện chứng trình bày một cách hệ thống tính biện chứng của thế giới bằng các phạm trù và những quy luật chung của thế giới tự nhiên và rút ra những quan điểm, những quy tắc chỉ đạo hoạt động của con người.

Phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý, những cặp phạm trù và những quy luật cơ bản, chúng vừa là cơ sở lý luận và là phương pháp nhận thức thế giới.

+ Hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng là:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của thế giới chỉ ra cho các nhà nghiên cứu tính vô hạn của thế giới và tính hữu hạn của các sự kiện, hiện tượng cụ thể và các mối quan hệ phức tạp của chúng. Nguyên lý này đòi hỏi sự quán triệt tính hệ thống và toàn diện trong nghiên cứu các hiện tượng của thế giới.

- Nguyên lý về tính phát triển của thế giới chỉ ra rằng mọi sự vật, hiện tượng đều vận động và biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát triển. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải xem xét các sự kiện trong trạng thái vận động phát triển và biến đổi không ngừng của chúng.

+ Các cặp phạm trù nội dung và hình thức, cái chung và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhầ và kết quả…là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, chính xác, sâu sắc về các hiện tượng của thế giới.

+ Ba quy luật: đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, quy luật chuyển hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất, quy luật phủ định của phủ định chỉ đạo quá trình nghiên cứu theo quan điểm toàn diện, phát triển của lsịch sử để tìm ra nguồn gốc, động lực, con đường và xu hướng phát triển của thế giới.

Các nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận cực kỳ quan trọng, chúng cần được vận dụng vào cả trong nhận thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và hoạt động thực tiễn. Các nhà khoa học chỉ có đứng trên lập trường duy vật biện chứng để nghiên cứu thế giới mới có thể đạt tới chân lý khách quan.

2 – Quan điểm hệ thống cấut trúc trong nghiên cứ khoa học.

Quan điểm hệ thống cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận nhận thức. Để hiểu rõ và vận dụng đúng đắn quan điểm này ta cần xem xét các khái niệm sau đây:

+ Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp.

Một hệ thống bao giờ cũng có một cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tó lại có những cấu trúc nhỏ hơn. Như vậy hệ thống nhỏ bao giờ cũng nằm trong một hệ thống lớn đó chính là môi trường, giữa hệ thống và môi trường có mối quan hệ tác động hai chiều.

Mỗi thành tố của hệ thống là một bộ phận có vị trí độc lập, có chứng năng riêng và luận vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Các thành tố của hệ

thống có quan hệ biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng.

Như vậy thành tố là một bộ phận của một hệ thống, có tính xác định về chất, có chứng năng riêng. Các thành tố có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Tính chỉnh thể là tính chất cơ bản nhất của hệ thống bởi vì mỗi thành tố chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các thành tố khác trong hệ thống chung.

Tính hệ thống là thuộc tính, quan trọng của thế giới và chính nó lại là một trong số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ quan trọng là phát hiện tính hệ thống của các đối tượng.

Tính hệ thống có khía cạnh phương pháp luận và khía cạnh ứng dụng. Nhận thức đầy đủ về chúng có ý nghía quan trọng đối với cả thực tiễn. Tính hệ thống trước hết là công cụ phương pháp luận, bởi vì việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính và các quy luật có tính hệ thống là cơ sở để xã hội quy trình nhận thức cho mọi đối tượng phức tạp. Tính hệ thống giá trịn thực tiễn vì nó đem lại giá trịn thực sự, có thể vận dụng vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và quản lý xã hội.

Phương pháp hệ thống là con đường nghiên cứu các đối tượng phức tạp trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận để nghiên cứu một cách sâu sắc, để tìm ra tính hệ thống, tính toàn diện của đối tượng. Phương pháp hệ thống là công cụ phương pháp luận, nó giúp ta nghiên cứu các đối tượng phức tạp và cho ta một sản phẩm khoa học có cấu trúc lôgíc chặt chẽ.

Quan điểm hệ thống cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách tonà diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng. Quan điểm này chỉ dẫn quá trình nghiên cứu các đối tượng phức tạp bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc, phát hiện ra tính hệ thống theo quy luật của cái toàn thể.

Bản chất của quan điểm hệ thống, cấu trúc có thể tập trung ở mấy điểm: + Nghiên cứu các đối tượng phức tạp phải xem hữu cơ của các thành tố trong hệ thống để tìm ra quy luật phát triển nội tại của hệ thống.

+ Nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ với môi trường, thấy được mối quan hệ chi pohois giữa đối tượng và môi trường, thấy được tính quy định của

môi trường và phát triển những điều kiện cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của đối tượng.

+ Kết quả nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng khúc triết, tạo thành một hệ thống chặt chẽ, có tính logíc cao.

Như vậy nghiên cứu khoa học theo quan điểm hệ thống – cấu trúc cho ta tri thức đầy đủ toàn diện, khách quan về đối tượng, thấy được mối quan hệ của hệ thống với các hiện tượng khác, từ đó mà thấy được cái triệt để, khách quan của tri thức khoa học.

3- Quan điểm lịch sử lôgíc trong nghiên cứu khoa học

Quan điểm lịch sử lôgíc trong nghiên cứu khoa học là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Thực hiện quan điểm này một mặt cho phép ta nhìn thấy toàn bộ sự pott của đối tượng nghiên cứu; sự xuất hiện quá trình diễn biến, phát triển và kết thúc sự kiện. Giúp ta phát hiện các quy luật phát triển tất yếu của đối tượng, điềm mà bất cứ hoạt động khoa học nào cũng hướng tới như một mục đích quan trọng nhất.

Lịch sử là sự vận động có thực của các đối tượng trong thế giới khách quan. Sự diễn biến lịch sử bao giờ cũng phức tạp, quanh co và đầy mâu thuẫn, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. Lịch sử có những diễn biến thành công và có cả những thất bại. Sự diễn biến lịch sử bao giờ cũng xuất phát từ những nguyên nhân, từ nguyên nhân dẫn đến hệ quả. Điều kiện lịch sử thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các sự kiện. Sự phát triển của lịch sử là sự diễn biến khách quan.

Lôgíc là sự phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn lịch sử vào ý thức của con người. Lôgíc là cái tất yếu, là trật tự diễn biến, là con đường ngắn nhất của sự phát triển lịch sử. Lôgíc là kết quả nhận thức của con người về sự diễn biến có quy luật của đối tượng. Nghiên cứu khoa học về bản chất là những cố gắng nhằm phát hiện ra cái lôgíc tất yếu ấy của hiện thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm lịch sử - lôgic trong nghiên cứu khoa học yêu cầu phải nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của đối tượng trong những thời gian. Phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của đối tượng trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Lịch sử và lôgic tuy là hai phạm trù nhưng thống nhất với nhau. Ngiên cứu khoa học đi từ cái lịch sử để phát hiện cái tất yếu của lịch sử, đó là cái lôgic khách uqna của sự phát triển lịch sử đó.

Bảo đảm sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính lôgic trong nghiên cứu khoa học chính là tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu triệt để những điều kiện có thật của mọi sự diễn biến của đối tượng nghiên cứu. Phải phát hiện ra các quy luật phát triển chung của sự thật lịch sử. Điều đó nói lên ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của quan điểm lịch sử và lôgíc.

4 – Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học

Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu nghiên cứu khoa học phải bám sát sự phát triển của thực tế sinh động.

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Diễn biến của hiện thực là diễn biến khách quan, với những sự kiện đa dạng, phức tạp, phát triển nhiều khuynh hướng, có những thực tiễn tiên tiến, có những thực tiễn yếu kém và có những mâu thuẫn, những xu hướng chống đối nhau cần giải quyết, khắc phục.

Các sự kiện của thực tiễn là những gợi ý rất quan trọng cho những ý tưởng của các đề tài khoa học. Nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn của thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình triển khai mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học thực chất là hướng vào khám phá các sự kiện, phát hiện các quy luật phát triển của hiện thực. Những tri thức này có ý nghĩa to lớn bởi vì nó hướng tới phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của con người. Chính vì thế mà mọi đề tài nghiên cứu khoa học phải có tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn và phải có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.

Mục đích của nghiên cứu khoa học suy cho cùng về thực chất là tìm ra phương pháp tốt nhất để cải tạo thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của con người. Nghiên cứu khoa học luôn bám sát thực tiễn, coi thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa học. Khoa học là chân lý chỉ khi nào nó phù hợp với thực tiến và có giá trị cải tạo thực tiến. Như vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là

động lực, vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa to lớn, quán triệt quan điểm thực tiễn vừa có lợi cho khoa học, vừa có lợi cho thực tiễn. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra cho khoa học rất nhiều

vấn đề để nghiên cứu và ngược lại nghiên cứu khoa học phải nhằm vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn, phục vụ cho sự phát triển của nước ta.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 46 - 51)