Khái niệm về đề tài khoa học.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 87 - 88)

Đề tài khoa học ( Subject) là một vấn đề khoa học (Problem) có chứa một nội dung thông tin chua biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Có thể nói đơn giản đề tài khoa học là một câu hỏi, một vấn đề của khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp được thì làm cho khoa học tiến thêm một bước.

Vấn đề khoa học về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là một sự thiếu hụt của lý thuyết hay một mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ. Điều dó có nghĩa là một vấn đề trở thành đề tài khoa học phải có các điều kiện sau:

- Một là, đó là sự kiện hay hiện tượng mới chưa từng ai biêt, một mâu thuẫn hay vướng mắc cả trở bước tiến cũ khoa học hay thực tiễn.

- Hai là, bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu giải quyết.

- Ba là, vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị cho khoa học hay làm khai thông các hoạt động của thực tiễn.

Ngược lại nếu một sự kiện, một mâu thuẫn của thực tế đã quen biết, bằng kiến thức và kinh nghiệm cũ có thể giải quyết được thì vấn đề này không có giá trị thông tin không thể lấy làm đề tài khoa học.

Sự xuất hiện của đề tài là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống hay nhu cầu phát triển khoa học. Giải quyết những yêu cầu đó đòi hỏi phải huy động lực lượng các nhà khoa học nghiên cứu.

Do vậy đề tài khoa học phải là vấn đề có tính cấp thiết đối với lý luận hay đối với thực tiễn. Đề tài phải có tính mới mẻ, giải quyết được vấn đề sẽ làm cho khoa học phát triển, sẽ bổ sung cho kho tàng tri thức nhân loại những thông tin mới.

Đề tài khoa học được diễn đạt bằng tên đề tài. Tên đề tài là tên gọi của vấn đề khoa học mà ta cần nghiên cứu. Tên gọi là cái vỏ bên ngoài còn vấn đề khoa

học là nội dung bên trong. Cái vỏ chứa nội dung, cái vở phải phù hợp với nội dung. Đọc đề tài là ta nắm bắt được ngay nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Đề tài cần diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọn vẹn, rõ ràng, một nghĩa, chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu. Tên đề tài có thể đặt thẳng vào đối tượng nghiên cứu. Bắt đắc dĩ mới đặt tên có thêm ngoặc đơn để giải thích chủ đề.

Không đặt tên đề tài quá dài, thiếu xác định quá xa với nội dung, có thể hiểu theo nhiều cách hoặc dùng mỹ từ bóng bẩy. Thí dụ.

- Một số vấn đề về… - Thử tìm hiểu…

- Góp phần làm sáng tỏ.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)