Thực trạng – nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 28 - 31)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT

2.2.4.2. Thực trạng – nguyên nhân

Từ cơ sở pháp lý như trên, có thể thấy hoạt động đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài chính thức, kể cả các tổ chức tín dụng hiện nay là chưa hề có.

Về nguyên tắc, cá nhân, DN Việt Nam được phép đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu tại nước ngoài, nhưng hiện tại khung pháp lý hướng dẫn vấn đề này chưa có. Gần đây, tại Việt Nam đã có một số DN tìm hiểu và có nhu cầu mua cổ phiếu tại nước ngoài, tuy nhiên khi DN liên hệ với các NHTM đề nghị cho chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, ngân hàng đã từ chối và yêu cầu liên hệ với các cơ quan có trách nhiệm.

Hiện nay, nói đến đầu tư gián tiếp của VN ra nước ngoài, thực ra chỉ có việc dùng dự trữ ngoại hối đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ - một trái phiếu thuộc loại an toàn nhất, nhưng lãi suất rất thấp. Nguồn số liệu về vấn đề này không hề được công bố.

Nguyên nhân của việc hạn chế này có thể lý giải là do nước ta vẫn còn chưa sẵn sàng trong tự do hoá các giao dịch vốn. Việc tự do mở cửa khung pháp lý và sẵn sàng cho các nhà đầu tư mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để đầu tư vẫn chưa có. Các tài khoản ngoại tệ của các ngân hàng ở nước ngoài hiện nay vẫn chỉ đóng vai trò là các tài khoản thanh toán thực hiện chức năng thanh toán quốc tế trong giao dịch vãng lai. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính chỉ được kinh doanh ngoại tệ, không được kinh doanh chứng khoán hay trái phiếu nước ngoài. Thậm chí các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài cũng đã đóng theo quyết định của Ngân hàng nhà nước

Ngăn cản lớn nhất của nước ta hiện nay là vấn đề không thể quản lý được dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sẽ sinh lợi hay thua lỗ như thế nào. Phần vốn được chuyển lại về nước có thể kiểm soát được hay không, quản lý ngoại hối trong vấn đề này còn nhiều điều phải bàn cãi. Chính vì không thể quản lý được, nên mới có chuyện đáng bàn là các tổ chức phải đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài. Với nguồn dự trữ ngoại tệ thấp, nhu cầu ngoại tệ lại lớn, cán cân vốn thặng dư phải dành để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, thì việc cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hiện nay vẫn khó thành hiện thực.

Các quy định pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của DN trong nước chưa được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đầu tư trực tiếp (nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý) ra nước ngoài thì đã có Nghị định 78. Thế nhưng đầu tư gián tiếp (mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư chứng khoán... mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý) thì lại chưa có quy định rõ ràng. Các quy định lâu nay chỉ dừng lại ở những khoản đầu tư trực tiếp, có nghĩa là DN Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư tại nước ngoài. Đầu tư gián tiếp ra

nước ngoài có nghĩa là nhà đầu tư Việt Nam không trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư thì lại chưa được đề cập đến, trong khi hình thức đầu tư này đang trở nên phổ biến hiện nay.

Cũng có doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong đầu tư còn do luật pháp của nước bạn bị thiếu. Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết công ty ông đầu tư sang Lào, sau đó công ty bên Lào muốn đầu tư sang nước khác nữa mà không được vì Lào không có quy định về đầu tư ra nước ngoài.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w