CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC THU HÚT VỐN FPI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 48 - 49)

2.6.1. Giải pháp thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Bằng chính sách đầu tư hấp dẫn, đến nay, đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính - công nghệ, góp phần thay đổi trình độ sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư gián tiếp mới chỉ chiếm 2% (so với các nước trong khu vực là 10 -15%). Trong tương lai, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để huy động nhiều hơn nguồn vốn này cho phát triển kinh tế. Để dòng vốn đầu tư gián tiếp nhiều và bền vững hơn, Việt Nam đã và đang thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, nới lỏng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài như nhiều

nước trong khu vực đã làm, đặc biệt là trong ngành ngân hàng;

Thứ hai, mở rộng thêm nhiều ngành nghề được phép thu hút đầu tư gián tiếp

nước ngoài;

Thứ ba, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính minh

bạch của thị trường chứng khoán; ổn định môi trường kinh tế vĩ mô;

Thứ tư, mở cửa thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách ban hành các

chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Với việc thực hiện nhóm giải pháp này, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Trên thực tế, việc chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua

49% cổ phần trong các doanh nghiệp (thay vì 30% như trước đây) sẽ là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư gián tiếp khác đổ tiền vào Việt Nam trong tương lai. Tỉ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài khác dự tính cũng sẽ được tăng lên 100% vào năm 2012. Đây là nhân tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.6.2. Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Trong tương lai, chắc chắn việc mở cửa để các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra gián tiếp ra nước ngoài là điều phải làm. Khi thị trường tài chính thế giới ngày càng liên thông, nhu cầu của nhà đầu tư trong nước là đa dạng hoá danh mục đầu tư, thì việc mở cửa cho dòng vốn chảy ra là điều thiết yếu, không thể đóng mãi cánh cửa để các nhà đầu tư Việt Nam gia nhập vào thị trường tài chính sôi động bên ngoài. Việc đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu nước ngoài để phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường tài chính trong nước phát triển là nhu cầu hợp lý.

Lợi ích rõ ràng nhất của việc mở cánh cửa thông hai chiều này chính là đa dạng hoá thị trường tài chính, ổn định được danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Vì trong số các chứng khoán, trái phiếu nước ngoài, rất nhiều loại mang tính ổn định rất cao. Hiện nay, trong danh mục đầu tư của các ngân hàng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư...chỉ có các chứng khoán và trái phiếu trong nước. Thị trường tài chính Việt Nam về mảng cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài không hề có.

Các quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài cũng cần được hoàn thiện hơn vì hiện nay các DN Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài là điều tất yếu. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra danh mục ngành hàng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, địa bàn chiến lược khuyến khích đầu tư... và đây sẽ là điểm mà các DN trong nước quan tâm nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w