Khuynh hướng vận động của vốn đầu tư gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 31 - 39)

2.3. KHUYNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TỚ

2.3.1. Khuynh hướng vận động của vốn đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ và các nước Châu Âu, nơi có thị trường tài chính phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Loại hình đầu tư này đã mở ra cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận với các nguồn vốn mới bên cạnh các nguồn vốn truyền thống, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy đầu tư trên thế giới phát triển theo một xu thế mới. Các làn sóng đầu tư gián tiếp trên thế giới đang có xu hướng đổ về Châu Á, một trong những khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất hiện nay.

Giai đoạn giữa những năm 80 của thế kỷ XX chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong luồng đầu tư gián tiếp, đặc biệt là từ các nước phát triển phía Bắc vào thị trường mới nổi phía Nam. Luồng đầu tư gián tiếp Bắc – Nam được xem là tương đối an toàn, là phương tiện lưu chuyển vốn hiệu quả tới những khu vực đang khát vốn. Nếu như năm 1987 đầu tư gián tiếp vào các thị trường này mới chỉ ở mức 800 triệu USD thì đến năm 1991 đã tăng lên 7,2 tỷ USD và đạt 45,7 tỷ USD trong năm 1996.

Tuy nhiên, một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính từ Mê-hi-cô (1994) đến các nước Đông Nam Á mà điển hình là Thái Lan, Malaysia và Singapore (1997-1998) đã gây ra nhiều khó khăn trong việc luân chuyển luồng vốn này. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, những cuộc khủng hoảng này chỉ mang tính bất thường và phản ánh những trường hợp đặc biệt. Nhưng dưới góc độ đầu tư, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi, để có thể tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, phải cải cách sâu rộng nền kinh tế mà cụ thể là tiến hành các chương trình tự do hóa nền tài chính. Trong số các nền kinh tế mới nổi, ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, thì Nga, Inđônêsia và Thái Lan là những nền kinh tế thể hiện được rõ nét tốc độ đổi mới kinh tế gây ấn tượng với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một cuộc khảo sát về đầu tư gián tiếp toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiến hành gần đây cho thấy, lợi nhuận đầu tư gián tiếp năm 2001 đạt 12,5 nghìn tỷ USD, gấp khoảng hai lần đầu tư trực tiếp và gần ngang bằng với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu. Chỉ sau 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng gấp 2 lần. Nhóm ba thị trường chiến lược về đầu tư gián tiếp vẫn rất ổn định gồm Mỹ, Anh và Đức lần lượt chiếm 24,5%, 10% và 9,2% trong tổng đầu tư toàn cầu. Nhật Bản giảm từ thứ 4 năm 1997 xuống thứ 6 năm 2001 (từ 6,5% xuống 4,2%) sau Pháp và Hà Lan. Luồng đầu tư gián tiếp ở các nước phát triển vẫn tiếp tục khá ổn định và còn có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Tính riêng về nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: Các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay đang hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết. Trên thị trường Mỹ, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã trở thành một phương tiện gia tăng nguồn vốn cổ phần của các công ty trong giai đoạn đầu hình thành và chiếm đến hơn một nửa nguồn vốn đầu tư toàn thế giới trong năm 2005. Ở Châu Âu, nguồn vốn này cũng tăng nhanh từ 12,8 tỷ USD năm 2004 lên tới 15,8 tỷ USD trong năm 2005, trong đó Anh là nước có thị trường vốn đầu tư mạo hiểm phát triển nhất, chỉ sau Mỹ. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở Anh đã tăng từ 2 tỷ USD năm 2004 lên 2,8 tỷ USD trong năm 2005, mức cao nhất kể từ năm 2001. Canada cũng là một thị trường thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư mạo hiểm. Trong năm 2005, khoảng 1,5 tỷ USD đã được đầu tư vào 590 công ty.

Những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, Trung Quốc và Ấn Độ đang là một trong những thị trường thu hút được nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nhất trong khu vực châu Á. Đối với các nhà đầu tư Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 60% thị trường Châu Âu và Châu Á tính gộp lại. Trên thị trường đầu tư mạo hiểm, Trung Quốc cũng chiếm 20% thị trường thế giới chỉ sau Mỹ (22%), đạt khoảng 7 tỷ USD trong năm 2004 và còn có khuynh hướng gia tăng trong những năm tới, Ấn Độ chiếm 13% thị trường thế giới, trên cả Nhật Bản (10%), đạt 2,3 tỷ USD trong năm 2005 và trong quý đầu của năm 2006, ước khoảng 2,5 tỷ USD đã được đầu tư vào thị trường Ấn Độ.

a. Trung Quốc

Sự phát triển của thị trường chứng khoán cùng với quyết định nới lỏng các chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến cho Trung Quốc trở thành một

thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu. Thu hút vốn đầu tư gián tiếp liên tục gia tăng ở Trung Quốc trong những năm gần đây, từ 115 tỷ USD năm 2003 lên 253 tỷ USD năm 2004. Sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự phục hồi của các ngân hàng Trung Quốc trong những năm qua đã thu hút được một lượng vốn khá lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các ngân hàng lớn như HSBC Securities, Bank of America, Citigroup, American Express. Trong 10 năm qua (1995-2005), 117 công ty Trung Quốc đã thu hút được 45,5 tỷ USD từ các thị trường chứng khoán trên thế giới. Các ngân hàng Trung Quốc đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ sự phát triển ổn định và có triển vọng sau một thời gian dài bất ổn, thị trường trái phiếu phát triển mạnh và người tiêu dùng cũng đã ngày càng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ Ngân hàng. Trong những năm qua, các Ngân hàng trên đã mua tổng cộng trên 20 tỷ USD cổ phần của các Ngân hàng Trung Quốc.

Từ năm 2001, với việc mở cửa thị trường chứng khoán cho phép dân cư đại lục dự trữ ngoại tệ và đầu tư ra ngoài thị trường đại lục, trong đó có Hồng Kông (nơi có nhiều công ty Trung Quốc hoạt động và niêm yết chứng khoán nhưng lâu nay lại không thể bán cho dân chúng đại lục qua các kênh phân phối chính thức) đã khiến cho lượng vốn đầu tư gián tiếp huy động được trên thị trường này lên tới 462 tỷ USD.

b. Ấn Độ

Ấn Độ được đánh giá là thị trường lớn thứ hai sau Trung Quốc, đang tiếp tục thu hút nhiều vốn đầu tư gián tiếp nhờ các chương trình tư nhân hóa và những chuyển biến tích cực trong ngành công nghiệp nội địa. Là một quốc gia có lịch sử phát triển thị trường chứng khoán chưa dài, mức độ mở cửa nền kinh tế còn giới hạn và đang trong lộ trình hội nhập toàn cầu, tuy nhiên Ấn Độ đã đạt được những thành công nhất định trong thu hút, quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp Ấn Độ và Việt Nam có sự tương đồng về khu vực địa lý, hơn nữa lại cùng được xếp hạng trong nhóm các quốc gia mới nổi, chính vì vậy, những thành công của Ấn Độ sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài chiếm hơn 10% thị trường chứng khoán Ấn Độ và khoảng từ 50-60% thị trường phân phối. Điều này cho thấy, đầu tư gián tiếp đã trở thành nguồn vốn chủ đạo trên thị trường vốn Ấn Độ. Chính phủ nước này đang tiếp tục nỗ lực đề ra hàng loạt các thay đổi về luật pháp và thuế quan để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp; tăng cường việc đổi mới để đạt được sự chuyển biến tích cực tạo môi

trường trong sạch và lành mạnh trên thị trường chứng khoán. Việc các dòng vốn gián tiếp ngày càng gia tăng ở Ấn Độ đã phản ánh vị thế của nước này trong các nền kinh tế mới nổi.

Dòng vốn FPI vào Ấn Độ tăng trưởng bền vững trong hơn một thập kỷ qua, từ 4 triệu USD giai đoạn 1992-1993 đã tăng lên 10,25 tỉ USD ròng năm 2004 -2005 (tổng tích lũy lên tới 36 tỷ USD). Từ khi được phép tham gia thị trường chứng khoán Ấn Độ, lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài luôn dương (ngoại trừ năm 1998 -1999). Điều này phản ánh nền tảng kinh tế vững, sức tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và những chính sách quản lý hợp lý đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tháng 4/2003, chỉ số tài chính toàn cầu Morgan Stanley (MSCI) cho các thị trường mới nổi đã tăng tỉ trọng đầu tư vào Ấn Độ lên 4,3%, đánh dấu sự quan tâm lớn của các tổ chức nước ngoài tới thị trường chứng khoán của quốc gia này.

Những điểm mốc đáng chú ý trong chính sách quản lý dòng vốn FPI của Ấn Độ

Để thu hút được một cách bền vững và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FPI, Ấn Độ đã có những điều chỉnh hợp lý trong chính sách quản lý dòng vốn này. Từ tháng 9/1992, quốc gia này đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Mỗi nhà đầu tư nước ngoài được mua không quá 24% vốn điều lệ của một công ty. Sự điều chỉnh này về cơ bản đã khai thông được dòng FII vào thị trường tài chính của ấn Độ.

Đến tháng 11/1996, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép đầu tư 100% vào chứng khoán nợ và đến tháng 4/1997, tổng mức giới hạn sở hữu của khối ngoại có tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã tăng lên 30%. Chỉ một năm sau, tháng 4/1998, ấn Độ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào các chứng khoán do chính phủ phát hành theo mức trần quy định; mức trần lúc đó là 1 tỷ USD, từ năm 2004 tới nay, mức trần đã tăng lên 1,75 tỷ USD.

Tháng 6/1998, nhằm đưa ra các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá, Ấn Độ đã tăng tổng mức giới hạn danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài từ 5% lên 10%, đồng thời cho phép nguồn vốn FII được đầu tư vào hợp đồng kỳ hạn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép đầu tư vào chứng khoán phái sinh từ cổ phiếu.

Tháng 2 năm 2000, Chính phủ Ấn Độ đã cho các tổ chức nước ngoài và cá nhân có mức đầu tư lớn được phép đầu tư thông qua tài khoản thứ cấp của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Giám đốc quản lý danh mục đầu tư trong nước được phép làm việc cho các tổ chức đầu tư nước ngoài để quản lý các quỹ của tài khoản thứ cấp. Động thái này khiến cho tính linh hoạt và khả năng quản lý tài sản nội địa được tăng lên mạnh mẽ.

Sau đó, kể từ tháng 3/2001, trần tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Ấn Độ đã được tăng lên 49% và thậm chí cao hơn tùy theo lĩnh vực.

Nhằm thu hút hơn nữa sự tham gia của khối ngoại, tiết kiệm thời gian và đơn giản thủ tục đăng ký, tháng 12/2003, Ấn Độ đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp phép song song giữa Uỷ ban Chứng khoán và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ được đơn giản hóa. Kể từ đó, Uỷ ban Chứng khoán là cơ quan duy nhất cấp phép cho hoạt động FPI.

Gần 1 năm sau, tháng 11/2004, Ấn Độ áp dụng mức vay tối đa bằng USD cho một tổ chức là 500 triệu USD nhằm mục đích giới hạn các khoản nợ ngắn hạn.

Hiệu quả từ các chính sách thu hút FPI của Ấn Độ được thể hiện thông qua sự phát triển TTCK, cụ thể là chỉ số INDIA BSE 30 INDEX. Khởi đầu vào ngày 01/7/1997, chỉ số INDIA BSE 30 đứng ở mức 4.300,86 điểm. Sau khi đạt 6.150,69 điểm vào ngày 14/02/2000, chỉ số này sụt giảm và chạm đáy 3.132,27 điểm vào ngày 28/12/2001. Từ đó tới nay, chỉ số INDIA BSE 30 đã tăng trưởng liên tục và đạt mức cao kỷ lục 21.206,77 ngày 10/01/2008 (tăng gấp gần 7 lần so với năm 2001). Và hiện tại chỉ số này đứng ở mức 16,907.11 vào ngày 22/5/2008. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/5, chỉ số này đóng cửa tại 16.415,57 điểm.

Khi so sánh với các quốc gia khác như Hàn Quốc, Philipine, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia và Nam Mỹ, rõ ràng dòng vốn FII thuần vào Ấn Độ có mức tăng trưởng ổn định hơn hẳn.

Tổng vốn đầu tư FII vào Ấn Độ

Cho tới những năm 80, chiến lược phát triển của Ấn Độ là tự cung - tự cấp và trợ cấp xuất khẩu. Thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp bởi nợ và ODA. Chính phủ đã đặt ra những rào cản với đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế. Sau cuộc cải cách vào đầu những năm 90 đã có sự thay đổi về kết cấu thành phần trong tài khoản vốn. Từ ngày 14/9/1992 với những biện pháp hạn chế phù hợp, FPI và các tổ chức nước ngoài được phép đầu tư vào các công cụ tài chính của Ấn Độ. Cuộc cách mạng về chính sách với FII của quốc gia này đã thể hiện những bước đi thận trọng tiến tới dỡ bỏ hệ thống quản lý theo hạn ngạch, nới lỏng hạn chế về điều kiện hoạt động và đa dạng công cụ đầu tư (Room cho nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 5% năm 1992 lên 24% năm 1998, 40% năm 2000, 49% năm 2001 và quy định theo từng lĩnh vực bắt đầu từ 20/9/2001).

Khác với một số quốc gia Đông Á đã mở cửa thị trường tài chính một cách ồ ạt và thiếu định hướng, Ấn Độ áp dụng nguyên tắc cẩn trọng, từng bước một trong lộ trình tự do hóa tài khoản vốn.

Ấn Độ tiến hành những bước đi thận trọng tiến tới dỡ bỏ hệ thống quản lý theo hạn ngạch, nới lỏng điều kiện hoạt động với FII và đa dạng hóa công cụ đầu tư và sớm triển khai các công cụ phái sinh và tài khoản thứ cấp nhằm theo dõi chặt chẽ sự vận động của dòng vốn FPI và thúc đẩy các quỹ đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước

Tài khoản thứ cấp: Với những điều kiện thích hợp, quy định đối với các quỹ nước ngoài được nới lỏng vào tháng 8/1999 và tháng 2/2000. Các tổ chức nước ngoài được phép đầu tư thông qua tài khoản thứ cấp. Ấn Độ áp dụng mức sở hữu tối đa 10% vốn cổ phần đối với một nhà đầu tư nước ngoài. Mỗi tổ chức đầu tư nước ngoài có thể có nhiều khách hàng với nhiều tài khoản thứ cấp. Điều này có thể dẫn tới tình huống rằng một tổ chức có nhiều tài khoản thứ cấp có thể nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 10%. Vì vậy mức giới hạn này có thể được nâng lên và áp dụng cho 1 tổ chức thay vì áp dụng cho nhiều tài khoản thứ cấp.

Công cụ phái sinh: Ấn Độ cũng đưa ra công cụ cho các quỹ nước ngoài không đăng ký thành lập tại Ấn Độ giao dịch trên thị trường nội địa là giấy chứng nhận góp vốn. Đây là công cụ phái sinh phát hành theo luật chứng khoán. Theo đó, giấy chứng nhận góp vốn được hiểu là các hợp đồng phát hành bởi nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức, đăng ký phát hành tại Ấn Độ và người mua là các khách hàng tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Giấy chứng nhận góp vốn được sử dụng bởi nhà đầu tư cuối cùng, thay thế cho tài khoản thứ cấp, giúp theo dõi chi phí và lịch sử giao dịch. Từ ngày 3/2/2004, các công cụ phái sinh phát hành ra nước ngoài như giấy chứng nhận góp vốn chỉ được phát hành bởi các tổ chức được luật cho phép. Ngoài ra, việc chuyển nhượng quyền sở hữu giấy chứng nhận góp vốn cũng chỉ được tiến hành cho các tổ chức theo quy định.

Tính minh bạch: Ấn Độ đưa ra các quy định về tính minh bạch của thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w