Bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 40 - 42)

2.3. KHUYNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TỚ

2.3.3. Bài học đối với Việt Nam

Trong cơ cấu của các dòng đầu tư vào Việt Nam những năm qua, dòng đầu tư gián tiếp còn khiêm tốn, mới chỉ chiếm hơn 2% (tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 10-50%) nhưng tương lai sẽ phát triển rất nhanh, đòi hỏi phải có các dự báo trước để làm cơ sở cho đề xuất giải pháp nhằm huy động nhiều hơn nguồn vốn này cho phát triển đất nước. Theo kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực khi thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp cho phát triển thị trường vốn đã gặp phải thách thức lớn là dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào quá nhanh thì rút ra cũng nhanh, gây tác động xấu tới thị trường. Do đó, việc phân tích và dự báo dòng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam rất cần thiết đối với sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam khi mà thị trường chứng khoán còn đang trong quá trình hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý. Điều này sẽ giúp Việt Nam lượng hoá được những tác động của dòng đầu tư gián tiếp đối với sự phát triển thị trường vốn từ đó sẽ chủ động đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tránh được sự phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn đầu tư này.

Cụ thể, nếu như trước đây, việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài chỉ khép lại ở những doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa thì nay mở rộng đến tất cả các loại hình tại Việt Nam như: công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã...

Việc mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế ở mức không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó nhằm đảm bảo đúng tinh thần của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia mua cổ phần hay góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ hơn 30% vốn điều lệ thì sẽ chuyển sang hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) theo tinh thần của Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Ủy quyền của Chính phủ sẽ tiến hành công bố danh mục ngành nghề kinh doanh được phép bán cổ phần hoặc nhận vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi bán cổ phần, nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải xây dựng phương án trong đó nói rõ dự định sẽ nhận góp vốn hoặc bán cổ phần với số lượng bao nhiêu. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức chính trị - xã hội và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ xem xét và phê duyệt việc góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài

Cần tăng cường khuyến khích FPI, không hạn chế tỷ lệ cổ phần ở những ngành nghề có tính cạnh tranh mạnh, những ngành nghề sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ cao, những ngành nghề không ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng, thuần phong mỹ tục... Đối với những ngành nghề có tính nhạy cảm như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, điện lực... cũng cần mở rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để đạt được các mục tiêu huy động nhiều vốn, công nghệ cao từ các nhà đầu tư chiến lược.

Việt Nam cũng cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính minh bạch của thị trường chứng khoán; ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thực thi chính sách mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w