phẩm/dịch vụ của HTX 57,58 43,90 76,19
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.
Qua đợt khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển ở các tỉnh Bạc Liêu cho thấy, nhiều HTX ở tỉnh này đã đảm nhận rất tốt vai trị xóa đói giảm nghèo. HTX ni nghêu Thắng Lợi ở phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu hiện đang thu hút được sự tham gia của hơn 1.800 hộ nghèo ven biển, giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng nghìn xã viên nghèo với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng. Một nghiên cứu khác được Liên hiệp HTX Việt Nam thực hiện cũng cho thấy HTX có vai trị rất quan trọng trong việc giúp đỡ các xã viên và hộ gia đình xã viên trong điều kiện kinh tế khó khăn. Theo đó, trong 1.650 HTX được khảo sát, có 57,4% HTX đã thực hiện trợ giúp về kinh tế cho các hộ xã viên nghèo.
Hỗ trợ vay vốn cho xã viên thông qua hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đang được coi là một biện pháp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Thơng qua các hoạt động tài chính vi mơ, các Quỹ tín dụng nhân dân đã giúp hàng triệu xã viên thốt khỏi tình trạng đi vay nặng lãi, tín dụng chợ đen trong quá trình huy động vốn cho sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, đẩy lùi nghèo đói và vươn lên khá giả.
HTX cũng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo thông qua phổ biến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, để phát triển sản xuất theo
chiều sâu. HTX tạo ra thúc đẩy q trình chun mơn hóa và hiện đại hóa sản xuất, hình thành các khu vực chun canh (trồng rau sạch, trái cây, chăn nuôi, v.v...), gắn sản xuất với thị trường, phát triển kinh tế và xóa bỏ cung cách làm ăn riêng lẻ, tự cung, tự cấp. HTX cũng tạo cơ hội cho các hộ nghèo phát triển ngành nghề thơng qua q trình tập trung vốn và mở rộng sản xuất, dạy nghề cho người lao động, tạo việc làm và thu nhập thông qua phát triển các ngành nghề mới.
Tóm lại, HTX ở nước ta hiện nay là nơi tập hợp của những người lao động nghèo, thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của HTX đã giúp nhóm người này cải thiện đời sống và góp phần đảm bảo mức sống tối thiểu của họ. Thực tế HTX đã góp phần tạo ra nguồn thu nhập quan trọng, cung cấp hàng hóa/dịch vụ giá rẻ cho xã viên, hỗ trợ xã viên tiếp cận các nguồn tín dụng vốn và kỹ thuật sản xuất mới.
Vai trò của HTX ở Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, Sự phát triển của HTX góp phần cải thiện mơi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng người dân được quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật khơng cấm. Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nơng sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nơng nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước.
Thái Lan
HTX nơng nghiệp và HTX tín dụng là hai mơ hình HTX tiêu biểu nhất ở Thái Lan. HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực: vay vốn, gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác. HTX tín dụng nơng thơn đã ra đời rất lâu và có hoạt động hiệu quả trên khắp cả nước. Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng, các loại hình HTX nơng nghiệp, cơng nghiệp cũng được phát triển mạnh, và trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước và giữ vững ổn định xã hội
Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng.
Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vai trò của HTX trong việc cải thiện thị trường lao động
Theo số liệu ở điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển năm 2011, mỗi hộ xã viên trung bình có 3,1 lao động, trong đó số có 1,39 lao động /hộ làm việc cho HTX và có 1,28 lao động/hộ là xã viên HTX. Kết quả này chỉ ra rằng HTX đã tạo ra gần 45% việc làm cho gia đình xã viên (Bảng 13). Tỷ lệ này cao hơn ở các hộ gia đình khơng tổ chức hoạt động kinh tế (trên 50%) và thấp hơn ở các hộ gia đình có tổ chức hoạt động kinh tế (khoảng trên 42%).
Bảng 13. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm cho các hộ xã viên
Chỉ tiêu
Tỷ lệ lao động tham gia HTX/hộ gia đình xã viên (%) Tồn bộ mẫu Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế Nhóm mẫu gia đình khơng hoạt động kinh tế
1. Lao động trong gia đình làm việc cho HTX 44,84 42,33 50,79
2. Lao động trong gia đình là xã viên HTX 41,29 38,35 48,81
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.
Ngoài việc tạo ra số lượng lớn cơng ăn việc làm, HTX cũng góp phần tạo ra cơ hội làm việc thường xuyên và ổn định cho xã viên. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, như khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới năm 2008, tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao, HTX đã tạo công văn việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cho hơn 12,5 triệu lao động. Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cũng cho kết quả tương tự (Bảng 14). Theo kết quả này, HTX góp phần tạo ra việc làm thường xuyên cho 85,88% xã viên. Đặc biệt HTX tạo ra việc làm thường xun cho 96,88% xã viên gia đình khơng tổ chức họat động kinh tế hộ. Ngoài ra, HTX cũng tạo ra việc làm ổn định cho hơn 75% xã viên, tỷ lệ này cao hơn (84,38%) đối với các xã viên gia đình không tổ chức kinh tế hộ.
Bảng 14. Vai trị của HTX trong việc tạo cơng ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động (%)
Chỉ tiêu Toàn bộ mẫu Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế Nhóm mẫu gia đình khơng hoạt động kinh tế