SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ
Lịch sử phát triển của HTX ở Việt Nam giai đoạn 1955-2011 chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế kinh tế, pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác và HTX.
Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX
Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX được phản ánh rõ ràng nhất vào thời điểm năm 1986. Trước năm 1986, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, HTX cùng với kinh tế nhà nước là hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức được tồn tại. Đảng và Nhà nước đã quan tâm và phát triển kinh tế hợp tác và HTX từ khi đất nước được giành độc lập (1945). Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nơng nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm
1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100- CT/TW về “mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp”. Đây được coi là bước đột phá mang tính bước ngoặt đầu tiên về đổi mới mơ hình HTX, phân chia lại vai trị và lợi ích giữa HTX và xã viên. Sự phân chia lại vai trị và lợi ích giữa HTX, xã viên cũng như giữa Nhà nước và HTX đã bước đầu được chú trọng. Đó là nơng dân được nhận ruộng khoán, chỉ cần nộp sản lượng khốn, phần cịn lại được quyền tự do tiêu thụ và bán cho các cơ quan nhà nước theo giá thỏa thuận, và sau này được quyền tiêu thụ trên thị trường tự do.
Từ năm 1986, mặc dù được khẳng định là một trong những nền tảng cơ bản của nền kinh tế, HTX khơng cịn được coi là một trong hai thành phần kinh tế độc tôn như trước đây. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã chính thức mở ra tiến trình “Đổi mới” với quan điểm cơ bản khẳng định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong q trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xuyên suốt cả thời kỳ, trong các Nghị quyết của Đảng qua các đại hội lần thứ VIII (1996), IX (2001), X (2006) luôn khẳng định kinh tế nhà nước được đổi mới cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng XI (2011) tiếp tục khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể sẽ trở thành nền tảng ngày càng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Những chuyển đổi về cơ chế vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn 1986 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của HTX. Sự phát triển của HTX gặp phải sự chọn lọc của thị trường và sự cạnh tranh từ các hình thức tổ chức kinh tế tư nhân. Kết quả là hàng loạt HTX bị giải
thể, chỉ có những HTX hoạt động đúng với bản chất của nó, có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường là có thể tồn tại và phát triển được. Yêu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường đã làm cho bản chất của HTX giai đoạn sau 1986 (tự chủ, tự nguyện, dân chủ cao, vì nếu khơng xã viên sẽ lựa chọn tham gia các hình thức tổ chức kinh tế khác) khác với giai đoạn trước năm 1986 (mang tính hành chính, áp đặt, thiếu dân chủ, minh bạch).
Tóm lại, trong giai đoạn 1955-1986, HTX được coi là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức vì vậy đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến sự phát triển thiếu nội lực. Sau năm 1986, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã làm giảm vai trò của HTX trong nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện này, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch dần được củng cố ở các HTX. Điều này đã tạo ra những thay đổi về bản chất của HTX từ năm 1986 đến nay.
Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX
Về pháp luật, trong giai đoạn trước 1996, các HTX hoạt động theo các điều lệ mẫu thống nhất do Quốc hội và Chính phủ quy định. Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/5/1959 về vấn đề hợp tác hố nơng nghiệp là văn bản pháp lý cao nhất đối với khu vực HTX nông nghiệp. Nghị định 649/TTg ngày 30/12/1955 quy định việc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ. Điều lệ cho HTX trong lĩnh vực công thương nghiệp được ban hành theo Nghị định 76/TTg ngày 8/4/1974 và sau đó là Nghị định số 119/CP ngày 9/4/1980. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, HTX được thành lập và hoạt động theo các quyết định quản lý hành chính nhà nước và chưa có Luật về HTX. Với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, HTX đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở các địa phương. HTX được phát triển nhanh về số lượng và quy mơ chủ yếu bằng các biện pháp hành chính của Nhà nước.
Phương thức tổ chức phổ biến của HTX là xã viên góp chung tài sản và vốn để tiến hành sản xuất chung. Đồng thời, HTX chịu sự điều hành của Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, đề cao gần như tuyệt đối vai trò sở hữu tập thể và sản xuất tập thể, xem nhẹ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và vai trò kinh tế hộ, kinh tế cá thể. HTX vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên khơng được phân định rạch rịi, đặc biệt lợi ích của xã viên không được bảo đảm.
Năm 1996, Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997 cùng các văn bản hướng dẫn đã đặt cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh tế này cũng như tạo hành lang pháp lý cho các HTX hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về HTX, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điểm cơ bản nhất trong Luật HTX năm 1996 là đổi mới tư duy về bản chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, v.v…”. Luật HTX năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống mới cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Các HTX cũ đã chuyển đổi và bắt đầu hồi phục, phát triển với các nguyên tắc được đơng đảo xã viên đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh các HTX cũ chuyển đổi, hàng nghìn HTX mới được thành lập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những HTX này tuy cịn nhỏ về quy mơ vốn, số lượng xã viên nhưng đã tạo ra những mẫu hình HTX mới, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có tiềm năng để phát triển trong điều kiện mới. Đồng thời, Luật HTX
ra đời đã thúc đẩy đổi mới tư duy khơng coi các Bộ, ngành, Chính quyền địa phương các cấp là “cơ các quan chủ quản HTX”.
Đến năm 2003, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Luật HTX và ban hành Luật HTX mới vào năm 2003 và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2004. Luật HTX năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn đã thể chế hóa một bước quan điểm mới của Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về phát triển kinh tế tập thể. Theo tư tưởng của Luật mới, HTX được thành lập dựa trên sở hữu của các xã viên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; chức năng quản lý của ban quản trị và chức năng điều hành của chủ nhiệm HTX được phân định rõ ràng hơn; thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh tiếp tục được đơn giản hoá và minh bạch hố; các pháp nhân, cán bộ cơng chức có thể tham gia HTX.
Sau khi Luật HTX được ban hành, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định và các Bộ ban hành nhiều thông tư, văn bản khác hướng dẫn thực hiện Luật đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, khá đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho HTX phát triển. Đây là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy HTX phát triển đúng vị trí và bản chất của nó.
Tóm lại, tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX được thể hiện rõ nhất vào năm 1996 và 2003. Sự ra đời của Luật HTX vào năm 1996 đã làm cho HTX trở nên tự chủ hơn, ít chịu sự chi phối hơn từ các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đã góp phần cải thiện nguyên tắc tự chủ của HTX. Luật HTX năm 2003 phần nào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX, tuy nhiên bản chất của HTX cũng chưa được xác định cụ thể, đã dẫn tới xu hướng chạy theo lợi nhuận và doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Điều này đã làm cho bản chất của HTX có có những sai lệch, việc gia nhập HTX của xã viên mới gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương.
Tác động của chính sách phát triển HTX
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX, trong những năm gần đây Chính phủ đã ban hành và thực thi các chính sách khác nhau, tuy
nhiên tác động của các chính sách này đến sự phát triển của HTX còn ở mức hạn chế.
Về chính sách đất đai: mặc dù đã có các quy định về ưu đãi
đất đai đối với HTX (Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 142/2005/NĐ- CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, v.v…), song chính sách hỗ trợ đất đai cho các HTX khó khả thi do quỹ đất hạn chế, chưa có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện. Nhiều HTX chưa được hưởng những ưu đãi từ chính sách đất đai, chưa có trụ sở làm việc, phần lớn sử dụng nhà của chủ nhiệm HTX để làm trụ sở, hoặc phải thuê để làm nơi giao dịch và hoạt động. Chỉ một số ít địa phương đã tạo điều kiện về mặt bằng giúp HTX xây dựng văn phòng, nhà xưởng và các cơ sở hạ tầng khác, thực hiện chính sách miễn giảm tiền th đất có thời hạn.
Về chính sách tín dụng: để tăng cường khả năng tiếp cận tín
dụng của HTX, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định khác nhau như Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Nghị định số 20/2005/ NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ về bổ sung Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thôn, v.v... Một số địa phương đã hoặc đang khẩn trương tiến hành thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có HTX nơng nghiệp; mở rộng và thành lập mới các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành một kênh tín dụng cho HTX; ưu tiên dành nguồn kinh phí Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hỗ trợ HTX. Tuy nhiên, nhìn chung, các HTX rất khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng do khơng có tài sản thế chấp; tình hình vay vốn của các tổ chức kinh tế tập thể chưa được cải thiện; các ngân hàng
chính sách và ngân hàng nơng nghiệp mới chỉ cho một số ít HTX vay vốn với số lượng hạn chế.
Về chính sách thuế: theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Nghị định
164/2003/NĐ-CP, Thông tư 128/2003/TT-BTC và Thơng tư 88/2004/ TT-BTC quy định cụ thể chính sách miễn giảm thuế thu nhập, thuế môn bài; riêng HTX nông nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên (khoản 2 Điều 6, Nghị định 88/2005/NĐ-CP). Theo quy định của các nghị định và thông tư ở trên, cục thuế một số địa phương đã thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhìn chung, các địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến việc áp dụng việc miễn giảm thuế cho các đối tượng HTX hoạt động ở vùng sâu, vùng khó khăn, trong khi những đối tượng này lại hạn chế trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Về Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ cơng nghệ, khuyến nơng, khuyến ngư và khuyến công: hàng năm,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các ngành chức năng trực thuộc tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v.v…) chuyển giao cho các HTX nông nghiệp và các tổ hợp tác về công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; dịch vụ khuyến công, khuyến thương, khuyến ngư, v.v… tác động tích cực đến việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh của HTX.
Về hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường: một số trung tâm xúc
tiến thương mại và đầu tư tỉnh đã tạo điều kiện để HTX quảng bá thương hiệu, tìm đối tác thương mại, nâng cao trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, quản lý, và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức cho các HTX thăm quan học tập tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm, tạo điều kiện cho các HTX tham gia các hội chợ thương mại trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Tuy nhiên, các HTX hầu như chưa chủ động
để được hưởng ưu đãi về hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là đăng ký thương hiệu và đăng ký sản phẩm thương mại, quảng bá tên HTX và các sản phẩm, dịch vụ lên mạng internet, tránh tranh chấp tên HTX và tên sản phẩm của HTX.
Về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình kinh tế - xã hội: một số tỉnh tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách đầu
tư hạ tầng phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn, theo đó HTX cũng được hưởng lợi khá lớn như: giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, thủy lợi kênh mương nội đồng. Tuy