Sự phát triển của tổ hợp tác
Ở Việt Nam, tổ hợp tác tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ góp vốn, hợp sức lao động để thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất mà từng cá nhân, hộ đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả. Tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên có những nhu cầu chung, cùng góp sức, góp vốn để hỗ trợ hoạt động kinh tế của các thành viên.
Theo Luật Dân sự năm 2005, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, cơng sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Các tổ hợp tác đã có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lao động nông nghiệp ở nơng thơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Về mặt số lượng, năm 2000, cả nước mới chỉ có xấp xỉ 150.000 tổ hợp tác, đến năm 2005 con số này đã lên tới 300.000 tổ hợp tác, theo số liệu thống kê thì bình quân giai đoạn năm 2001-2005 số lượng tổ hợp tác tăng khoảng 13,1%/năm. Tính đến tháng 6/2010, số tổ hợp tác tăng và phát triển rộng trên phạm vi cả nước, tổng số tổ hợp tác đã lên tới 360.000 tổ, tăng 20% so với năm 2005 (xem Đồ thị 1).
Tổng số lao động ở các tổ hợp tác đã tăng từ 1,7 triệu người vào năm 2000 lên khoảng 3,6 triệu người vào năm 2005 và xấp xỉ 4 triệu người năm 2010.
Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).
Về mặt cơ cấu (xem Đồ thị 2), năm 2005 có 300.000 tổ hợp tác, trong đó 90.000 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 30%), 70.000 tổ hợp tác ở các ngành nghề phi nông nghiệp (chiếm 23,3%), 140.000 tổ góp vốn và dịch vụ (chiếm 46,7%). Năm 2010, trong số 360.000 tổ hợp tác có 100.000 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 27,8%), 150.000 tổ góp vốn (chiếm 41,7%), 65.000 tổ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (chiếm 18,1%) và 45.000 tổ thuộc các lĩnh vực khác (chiếm 12,4%).
Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động
27.8 30 41.7 46.7 30.05 23.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2010 Lĩnh vực khác Góp vốn Nơng nghiệp
Về mặt tổ chức hoạt động, các tổ hợp tác có quy mơ tương đối nhỏ từ 10-13 hộ, cơ cấu tổ chức đơn giản, nội dung hoạt động thiết thực và phù hợp với trình độ người dân. Phần lớn tổ hợp tác hoạt động theo hình thức hỗ trợ lẫn nhau, liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn. Khi tham gia tổ hợp tác, người lao động được giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, tại một số địa phương như ở vùng miền núi và trung du phía Bắc việc tổ chức hoạt động của tổ hợp tác còn lỏng lẻo, chủ yếu theo hình thức phân cơng, đổi cơng, hợp tác lao động giản đơn trong từng khâu, từng việc nên năng suất lao động thấp. Tổ hợp tác, xét về bản chất có nhiều điểm tương đồng với HTX, đặc biệt là tinh thần tự nguyện và hợp tác cao giữa các thành viên. Chính vì vậy, các tổ hợp tác là tiền đề để phát triển các HTX mới. Trong năm 2010, có 1.219 tổ hợp tác lựa chọn mơ hình HTX để đăng ký hoạt động.
Sự phát triển nhanh chóng của các tổ hợp tác trong những năm gần đây một mặt phản ánh nhu cầu cao về hợp tác trong tổ chức sản xuất của người lao động, mặt khác phản ánh hợp tác giữa người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là nguồn gốc và động lực phát triển của tổ hợp tác nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng.
Sự phát triển của HTX ở Việt Nam
Quá trình phát triển của HTX ở Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn chủ yếu như sau: (i) giai đoạn trước 1986; (ii) giai đoạn 1987-1996; (iii) giai đoạn 1997-2003; và (iv) giai đoạn 2004 đến nay. Về mặt số lượng, sự phát triển của HTX được thể hiện ở Đồ thị 3.
Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).
Năm 1955 cả nước có 45 HTX, đến năm 1986 con số này tăng lên 73.470. Tuy nhiên đến năm 1996 số lượng HTX chỉ còn 18.607 và con số này năm 2003 là 14.207. Đến năm 2010, số lượng HTX tăng lên đạt con số 18.244. Đồ thị 3 phản ánh sự tăng nhanh của số lượng HTX trong giai đoạn giai đoạn 1955-1986. Trung bình trong giai đoạn này mỗi năm có thêm 2.369 HTX. Giai đoạn 1987-1996 chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng với số lượng HTX giảm bình quân hàng năm là 5.486. Giai đoạn 1987-1996, số lượng HTX tiếp tục giảm mạnh với mức giảm bình quân hàng năm là 629. Giai đoạn 2004-2010, báo hiệu sự phục hồi của số lượng HTX với số lượng tăng thêm bình quân hàng năm là 577.
Từ năm 2005 đến nay cơ cấu HTX theo ngành nghề tương đối ít biến động (Đồ thị 4). Nơng nghiệp là lĩnh vực có số lượng HTX hoạt động nhiều nhất chiếm gần 50% số lượng HTX. Tỷ trọng HTX điện nước đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng các HTX cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ đang có xu hướng tăng lên.
Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2005-2010).
Thực trạng phát triển HTX ở nước ta từ năm 1955 đến nay (hưng thịnh, suy thối, phục hưng) phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển của HTX. Tuy nhiên, sự phục hưng của HTX trong gần 10 năm trở lại đây, sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau phản ánh phát triển HTX là một hình thức tổ chức kinh tế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986
Giai đoạn 1955-1986, HTX được xác định là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức ở Việt Nam. Giai đoạn này được coi là giai đoạn bùng nổ của HTX với số lượng HTX tăng từ 45 HTX năm 1955 lên 73.470 HTX năm 1986. HTX trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến thay dần hình thức kinh tế cá thể và tổ đội sản xuất. Nhiều HTX đã phát triển thành HTX bậc cao có quy mơ tồn thơn, tồn xã, thậm chí liên xã, nhất là trong nông nghiệp.
Sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1955-1986 được giải thích bởi sự đề cao tuyệt đối của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, trong khi đó vai trị của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân lại bị phủ định. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây
dựng thí điểm một số HTX nơng nghiệp. Trong 3 năm thực hiện thí điểm, nước ta xây dựng được 45 HTX và trên 100.000 tổ đổi công. Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nơng nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nơng dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Cho đến Đại hội Đảng VI năm 1986, cùng với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, HTX ở nước ta đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở tất cả địa phương. Năm 1986, trong tổng số 73.470 HTX có 17.022 HTX nơng nghiệp, 474 HTX nghề cá, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 3.900 HTX xây dựng, 3.300 HTX giao thông vận tải, 9.600 HTX mua bán và 7.160 HTX tín dụng.
Sự phát triển nhanh chóng của HTX đã có nhiều đóng góp cho cơng cuộc giải phóng dân tộc và sự phát triển đất nước. Khu vực HTX đã huy động được các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ; cải thiện một bước đời sống, bộ mặt của nông thôn, kết cấu hạ tầng khu vực. Tuy vậy, sự phát triển của HTX trong giai đoạn 1955-1986 đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt sau năm 1972, tình hình kinh tế của các HTX nhìn chung cịn rất nhiều khó khăn về con người và vật chất.
Ngồi ra, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch cũng không được thực hiện đầy đủ. Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện gia nhập HTX không được coi trọng. Trong gian đoạn này, các hình thức tổ chức kinh tế tự nguyện (tổ hợp tác) đã được thay bằng hình thức tổ chức kinh tế mang tính áp đặt hơn (HTX). Đầu những năm 60 thế kỷ XX, ở miền Bắc tồn tại nhiều tổ đổi cơng và các hình thức hợp tác khác của nông dân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dưới hình thức đơn giản, mà thực chất là các HTX ở
trình độ thấp. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức kinh tế này đã nhanh chóng được thay thế bằng các HTX được hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Thứ hai, tính tự chủ của HTX khơng được đảm bảo. Dưới tác động của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước kiểm sốt tồn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Ngoài ra, các HTX hoạt động theo điều lệ mẫu thống nhất do Chính phủ quy định (Quy tắc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ được ban hành kèm theo Nghị định số 649/TTg ngày 30/12/1955, Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp được ban hành kèm theo Nghị định số 76/CP ngày 8/4/1974, Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp đã được ban hành kèm theo Nghị định số 119/ CP ngày 9/4/1980). Những can thiệp này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên tắc tự chủ của HTX. Thứ ba, hoạt động của HTX thiếu sự công bằng và minh bạch cần thiết. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên không được phân định rạch rịi, đặc biệt lợi ích của xã viên và người lao động trong HTX ít được chú trọng.
Nhìn một cách tổng quát, phát triển HTX ở Việt Nam trong thời kỳ 1955-1986 mang tính áp đặt cao, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, công bằng và minh bạch trong tổ chức và quản lý chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đã tạo ra một hệ thống HTX lớn về mặt số lượng và quy mô, nhưng không phản ánh được bản chất của HTX.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996
Giai đoạn 1987-1996, kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước được coi là hình thức kinh tế chủ đạo của nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển HTX ở nước ta; số lượng HTX bị giảm mạnh, từ 73.490 HTX năm 1987 xuống còn 18.607 HTX năm 1996.
Sự suy giảm về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1987- 1996 một mặt phản ánh những thay đổi về chính sách mặt khác phản
ánh sự yếu kém của bộ phận lớn các HTX, cũng như sự phát triển vượt quá yêu cầu về mặt số lượng HTX trong giai đoạn trước 1986. Từ năm 1986, Việt Nam chuyển dần từng bước từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, coi kinh tế hộ là chủ thể kinh tế tự chủ. Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã làm giảm dần vai trò và lợi thế của HTX cũng như làm bộc lộ sự yếu kém của HTX.
Sự yếu kém của hệ thống HTX thể hiện ở các điểm chính sau: Thứ nhất, hệ thống HTX không được thành lập, tổ chức và hoạt theo đúng các ngun tắc cơ bản của HTX vì vậy khơng phát huy được động lực gia nhập HTX của xã viên. Thứ hai, mơ hình tổ chức HTX mặc dù đã được điều chỉnh nhưng không phù hợp với cơ chế thị trường đã làm cho hệ thống HTX cũ bị tê liệt, tan rã hoặc tự phát chuyển đổi thích nghi với mơi trường mới. Thứ ba, hệ thống HTX tỏ ra kém thích nghi với q trình chuyển đổi cơ chế theo hướng tăng cường sự tự chủ của HTX và giảm dần các ưu đãi về mặt nguồn vốn và tín dụng đối với HTX.
Bài học về sự suy thoái của các HTX trong giai đoạn 1987- 2003 phản ánh sự lỗi thời của hệ thống HTX hoạt động không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của HTX (nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ) được thành lập trong giai đoạn trước 1986 trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngồi ra, sự suy thối của hệ thống HTX trong thời kỳ này cũng phản ánh rằng, để tồn tại và phát triển bền vững, các HTX cần được thành lập trên cơ sở các nhu cầu chung của xã viên hơn là sự áp đặt của các cơ quan chính quyền.
Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003
Giai đoạn 1997-2003, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX được coi là nền tảng của nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thực hiện chuyển đổi hợp tác xã từ mơ hình HTX kiểu cũ
(mang nặng tính hành chính, bao cấp) sang mơ hình hợp tác xã kiểu mới (mạng nặng tính tự chủ, thị trường) theo Nghị quyết số 13-NQ/ TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển đổi và thu hẹp của HTX. Số lượng HTX đã giảm từ 18.607 năm 1986 xuống còn 14.207 năm 2003.
Sự giảm sút về số lượng HTX trong giai đoạn 1997-2003 phản ánh quá trình chọn lọc của thị trường đối với hệ thống HTX và quá trình thực thi Luật HTX (2003) theo hướng thực hiện đầy đủ hơn các nguyên tắc cơ bản của HTX. Theo Liên minh HTX, trong số 14.207 HTX năm 2003 có khoảng 5.800 HTX thành lập mới (riêng lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2.139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%); khoảng 8.400 HTX được chuyển đổi từ mơ hình cũ sang mơ hình mới. Cũng trong giai đoạn này, có đến hơn 10.000 HTX bị giải thể. Trong hai năm 2001-2002 đã có 2.271 HTX bị giải thể.
Tình hình phát triển HTX trong giai đoạn 1997-2003 có một số điểm đáng chú ý sau: Thứ nhất, việc giải thể một số lượng lớn HTX khẳng định nếu HTX không hoạt động đúng các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng và minh bạch sẽ gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ hai, sự ra đời của các HTX mới phản ánh đây là một hình thức tổ chức kinh tế có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ ba, các HTX chuyển đổi và thành lập mới theo Luật chủ yếu tập trung ở các vùng nơng thơn có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng trung du miền núi phía Bắc có 4.034 HTX (chiếm 28%); vùng đồng bằng sơng Hồng 5.063 HTX (chiếm 36%). Ở các vùng phát triển sản xuất hàng hố cao như Đơng Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX (chiếm 4,5%).
Đặc điểm phát triển của HTX trong giai đoạn 1997-2003 khẳng định các HTX không được thành lập trên cơ sở tinh thần tự nguyện