Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 hệ thống implant Platon (Nhật Bản) và Biohorizons (Mỹ) vì chúng có một sốđặc điểm tương đồng sau:
- Đường kính và chiều dài tương đương nhau, cách thức kết nối lục giác trong, implant có hình dạng chân răng có rãnh xoắn, vật liệu hợp kim Titanium có độ mức độ chịu lực như nhau.
- Đều có implant đường kính nhỏ (3.0mm) hai thành phần (two piece). Tại thị trường Việt Nam ở thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ có hai hệ thống trên có dòng implant này.
- Chúng đều được xử lí thiết kế hiện đại, phù hợp với những xu hướng của hiện nay nhằm mục tiêu bảo tồn xương và mô mềm quanh implant. Hệ thống Platon thiết kế chuyển vị kết nối giữa trụ cấy ghép và abutment với mục đích tăng lượng mô liên kết vùng trên mào xương để bảo vệ mào xương ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi như : Vi khuẩn, độc tố, vi chuyển động… trong môi trường miệng nhằm giảm mức độ tiêu xương [75][76][77]. Hệ thống Biohorizons được thiết kế 3mm vùng cổ có những rãnh xoắn nhỏ và xử lí bề mặt bằng công nghệ Laser Lok có khả năng tạo bám dính mô mềm chặt chẽ hơn các bề mặt thông thường, bám dính của mô liên kết này được gọi là tích hợp mô mềm nhằm bảo vệ mào xương xung quanh cổ implant[82][83].
- Xu hướng chung của các hệ thống cấy ghép là qui trình phẫu thuật đơn giản, an toàn và kết quả phục hình đạt sựổn định cao về mặt cơ sinh học, đặc biệt là những thiết kế hướng đến sự bảo vệ tổ chức xương quanh implant nhằm duy trì tốt và lâu dài chức năng ăn nhai và thẩm mĩ của trụ cấy ghép. Thiết kế chuyển vị kết nối cùng với những rãnh xoắn siêu nhỏở vùng cổđược xử lý bằng laser đã được chứng minh là có mức độ tiêu xương ít hơn các thiết kế thông thường trong những thử nghiệm lâm sàng đối chứng.