Đặc điểm mô mềm quanh răng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương (Trang 43 - 45)

1.8.1.1. Khoảng sinh học quanh răng

Quan niệm khoảng sinh học quanh răng bao gồm 2 phần: mô liên kết và biểu mô bám dính(biểu mô kết nối), trong đó chiều dài của mô liên kết

thay đổi trong một giới hạn nhỏ (1,06 – 1,08 mm) trong khi chiều dài của bám dính biểu mô vào khoảng 1,4 mm ở những vị trí có mô nha chu bình thường.

1.8.1.2. Kích thước mặt ngoài mô mềm quanh răng.

Becker và cs (1997) đã đề nghị giải phẫu của lợi liên quan đến đường viền của mào xương ổ răng, tồn tại 2 dạng cấu trúc lợi cơ bản được gọi là dạng sinh học “uốn lượn” và “bằng” [44]. Những cá thể thuộc dạng sinh học “uốn lượn” (vỏ sò) có răng dài, thon với thân răng dạng thuôn, cổ răng lồi nhẹ, vùng kẽ răng hẹp và tiếp điểm nằm gần cạnh cắn (Hình 1.18), lợi di động bao quanh các răng trước hàm trên ở những cá thể này mỏng và bờ lợi nằm ngang hoặc về phía chóp so với đường nối men-xê măng, vùng lợi hẹp với đường viền rất uốn lượn [45]. Ngược lại, những cá thể thuộc dạng sinh học “bằng” có các răng cửa với thân răng vuông và vùng cổ răng rất lồi (Hình 1.19). Lợi ở những cá thể này rộng và dày hơn, vùng kẽ răng rộng và tiếp điểm nằm về phía chóp hơn, nhú lợi ngắn. Các báo cáo cho thấy, những cá thể có dạng lợi rất uốn lượn thường có sự tụt mô mềm ở vùng răng trước hàm trên trầm trọng hơn so với những cá thể có dạng lợi bằng [46].

Hình 1.18: Hình ảnh lâm sàng cá thể

có dạng sinh học “uốn lượn”.

Hình 1.19: Hình ảnh lâm sàng cá thể có dạng sinh học lợi “bằng”.

Kan và cs (2003) đo kích thước của lợi - xác định bằng cách thăm dò xuyên lợi (bone sounding) khẳng định rằng, những cá thể thuộc loại dạng sinh học “bằng” có thể tích mô mềm vùng tiếp giáp giữa mặt ngoài và mặt bên lớn hơn so với loại dạng sinh học uốn lượn [47].

Pontoriero và Carnevale (2001) tiến hành đánh giá sự sửa chữa mô lợi ở mặt ngoài các răng được bộc lộ trong phẫu thuật làm dài thân răng có mài chỉnh

xương. Tại thời điểm 1 năm sau phẫu thuật, mô mềm đo từ vị trí mào xương được mài chỉnh ở những bệnh nhân dạng sinh học dày (bằng) có kích thước lớn hơn so với dạng sinh học mỏng (uốn lượn), (3,1 mm so với 2,5 mm)[48].

Kích thước của lợi ở mặt ngoài cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí ngoài - trong của răng. Theo Coatoam (1981) và Sobocki (1993) di chuyển vị trí răng về phía mặt ngoài làm giảm kích thước lợi mặt ngoài và ngược lại [49];[50]. Trong một nghiên cứu đánh giá sự khác biệt độ dày của lợi mặt ngoài ở những người trưởng thành trẻ, Muller và Knonen (2005) đã chứng minh rằng, sự khác biệt độ dày lợi chủ yếu là do vị trí răng quyết định [51] .

1.8.1.3. Kích thước nhú lợi giữa các răng.

Tarnow và cs (1992) nghiên cứu sự ảnh hưởng của khoảng cách từ điểm tiếp xúc đến đỉnh xương ổ vùng kẽ răng tới mức độ lấp đầy của nhú lợi (Hình 1.20). Các tác giảđã báo cáo rằng, nhú lợi luôn đầy đủ khi khoảng cách từđiểm tiếp xúc tới đỉnh xương ổ nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm. Khi khoảng cách này là 6 mm, nhú lợi lấp đầy trong 50% trường hợp và với khoảng cách lớn hơn hoặc bằng 7 mm, nhú lợi không đầy đủ trong khoảng 70% trường hợp [52]. Với kết nối mô liên kết trên xương ổ răng khoảng 1 mm, những dữ liệu trên cho thấy chiều cao nhú lợi giới hạn trong khoảng 4 mm ở hầu hết các trường hợp [53] Nhưng những bệnh nhân có dạng sinh học dày có chiều cao nhú lợi lớn hơn so với dạng sinh học mỏng .

Hình 1.20: Khoảng cách từ tiếp điểm (P) và đỉnh xương (B)[52]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương (Trang 43 - 45)