Một số phân loại thể tích và chất lượng xương sau khi mất răng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương (Trang 26 - 31)

1.2.4.1. Phân loại của Wang và Shammari (2002) [14] H: thiếu hổng xương theo chiều ngang .

V: thiếu hồng xương theo chiều đứng.

C: phối hợp thiếu hổng cả chiều ngang và chiều đứng.

1.2.4.2. Phân loại của Tinti và Parma- Benfenati (2003) [15] A. Thiếu hổng sống hàm theo chiều ngang được chia thành 2 loại. Loại 1: bề mặt implant lộ > 50% và nằm trong hình bao xương. Loại 2: bề mặt implant lộ > 50% và nằm ngoài hình bao xương.

Hình 1.9: Thiếu hổng sống hàm trong và ngoài bao[15]

B. Thiếu hổng sống hàm theo chiều đứng: 2 loại Loại 1: không đủ xương theo chiều đứng < 3 mm Loại 2: không đủ xương theo chiều đứng > 3 mm

1.2.4.3. Phân loại của Park (2007)[16] Gồm 7 loại:

- I-A: implant được bao quanh toàn bộ bởi xương, không có tình trạng thiếu xương dạng cửa sổ hoặc khe hở quanh implant, bản xương mặt ngoài ≥ 2 mm.

- I-B: implant được bao quanh toàn bộ bởi xương, không có tình trạng thiếu xương dạng cửa sổ hoặc khe hở quanh implant, bản xương mặt ngoài < 2 mm.

- II-A: có thiếu hổng xương dạng khe hở quanh cổ implant, nhưng không có thiếu hổng dạng cửa sổ. Chỉ có dạng khe hởở mặt ngoài hoặc mặt trong.

- II-B: có thiếu hổng xương dạng khe hở quanh cổ implant, nhưng không có thiếu hổng dạng cửa sổ. Thiếu hổng dạng khe hở ở cả mặt ngoài và mặt trong.

- III-A: có thiểu hổng dạng cửa sổ, nhưng không có thiếu hổng dạng khe hở quanh cổ implant. Chỉ thiếu hổng dạng cửa sổở mặt ngoài hoặc mặt trong.

- III-B: có thiểu hổng dạng cửa sổ, nhưng không có thiếu hổng dạng khe hở quanh cổ implant. Thiếu hổng dạng cửa sổở cả mặt ngoài và mặt trong.

- IV: thiếu hổng cả 2 dạng khe hở quanh cổ implant và dạng cửa sổ.

Loại IIA Loại IIB

Loại III Loại IV

Hình 1.10: Các hình thái thiếu xương[16]

1.2.4.4. Phân loại xương ổ răng ngay sau khi nhổ của Caplanis và cs (2009) [17]

Loại 1: EDS-1: Huyệt răng mới nhổ còn nguyên vẹn và không bị tổn hại, với dạng sinh học mô nha chu dày trên bệnh nhân khoẻ mạnh. 4 vách xương ổ răng còn nguyên, vách ngoài dày ≥ 1 mm. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng ≤ 3 mm. Thiếu hổng này cho phép đặt implant tức thì trong vị trí lý tưởng về mặt phục hình. Mức mô mềm lý tưởng có thể tiên lượng được.

Loại 2: EDS-2: Tổn thương xương viền ở mức độ nhẹ hoặc mất xương vùng tiếp cận 2 mm, dạng sinh học mô nha chu dày hoặc mỏng. Vách xương mặt ngoài < 1 mm, hoặc có sự phối hợp các yếu tố này trên bệnh nhân khoẻ mạnh. ≤ 1 vách xương bị suy giảm. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng 3 - 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng đạt được nhưng không thể tiên lượng được. Nên bảo tồn ổ răng hoặc đặt implant tức thì (1 hoặc 2 giai đoạn).

Loại 3: EDS-3: Tổn thương xương ở mức độ trung bình, mất xương hoặc mô mềm theo chiều đứng hoặc chiều ngang 3 - 5 mm, 1 hoặc 2 vách xương bị tổn hại trên bệnh nhân khoẻ mạnh, dạng sinh học mô nha chu dày hoặc mỏng. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng 6 - 8 mm, viền lợi hiện tại cách viền lợi lý tưởng 3 – 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng suy giảm nhẹ. Nên bảo tồn ổ răng, sau đó đặt implant(2 giai đoạn).

Loại 4: EDS-4: Ổ răng suy giảm trầm trọng với mất mô mềm hoặc/và mô cứng > 5 mm theo chiều đứng hoặc chiều ngang, ≥ 2 vách xương ổ bị tổn hại trên bệnh nhân khoẻ mạnh, dạng sinh học mô nha chu cảở dạng dày hoặc mỏng. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng > 8 mm, viền lợi hiện tại cách viền lợi lý tưởng > 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng suy giảm. Nên bảo tồn ổ răng, sau đó bổ sung để đạt mức lý tưởng về xương và mô mềm rồi mới đặt implant (3 giai đoạn).

Hình 1.11 Tương quan giữa mô mềm và mô cứng ngay sau nhổ răng 1.2.4.5. Phân loại của Wang và Amar (2008)[ 18]

Phân loại này dựa trên quan điểm cho rằng implant nên đạt kích thước chuẩn : 4mm đường kính và 10mm chiều dài. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ thành công cao hơn khi chiều dài implant từ 10mm trở lên.

Loại A: Đáy xoang hàm cách đỉnh sống hàm ít nhất 10mm , với chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 5mm. khoảng cách giữa đỉnh sống hàm đến CEJ của răng

kế cận là nhỏ hơn hoặc bằng 3mm. trường hợp này, có thể cấy implant mà ko cần ghép xương.

Loại B: Sàn xoang hàm cách đỉnh sống hàm 6-9mm. chiều rộng ít nhất là 5mm và không cần ghép xương theo chiều ngang. Mào xương cách CEJ 3mm hoặc ít hơn. Trường hợp này, xoang có thể được nâng bằng pp nâng xoang kín hay hở, và implant có thể được đặt cùng lúc. Loại B có thể có khuyết hổng cần ghép xương trước, trong hoặc sau khi nâng xoang và cấy implant.

Loại B được chia thành 3 tiểu loại:

Tiểu loại h (horizontal defect: thiếu hụt bề ngang): sàn xoang cách đỉnh sống hàm 6-9mm, chiều rộng ít hơn 5mm và cần ghép xương theo chiều ngang như Tái tạo mô có hướng dẫn GBR để có được đủ chiều rộng. Mào xương cách CẸJ nhiều nhất là 3mm. trường hợp này, có thể ghép xương theo hướng ngang (VD: GBR, ghép xương onlay, chẻ xương/ mở rộng xương) tới ít nhất 5mm , sau đó tiến hành quy trình cho loại B

Tiểu loại v (vertical defect: thiếu chiều cao) : sàn xoang hàm cách đỉnh sống hàm 6-9mm, bề rộng xương bình thường( 5mm). mào xương cách CEJ hơn 3mm và cần ghép xương theo chiều đứng. Trường hợp này, đỉnh sống hàm được nâng cao nhờ ghép xương để có được tỷ lệ thân răng -implant thích hợp. Sau đó, qui trình điều trị cho loại B được tiến hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu loại c (combined defect) khuyết hổng phối hợp:

Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 6-9mm, chiều rộng ít hơn 5mm, khoảng cách từ mào xương tới CẸJ hơn 3mm. trường hợp này cần ghép xương cả chiều đứng và chiều ngang. Sau khi ghép, implant được cấy theo quy trình cho loại B.

Loại C: Đỉnh sống hàm cách đáy xoang hàm 5mm hoăc ít hơn, chiều rộng xương lớn hơn hoặc bằng 5mm và đỉnh sống hàm CEJ ít hơn 3mm. nâng xoang hở thường đem lại kết quả tốt hơn. Nếu implant đã ổn định, có thể cấy implant ngay bằng kỹ thuật 2 thì. Nếu chưa ổn định, nên chờ 6 tháng sau nâng xoang để lành thương. Sau đó cấy implant ngay sau khi quá trình lành thương hoàn tất. Loại C cũng có thể chia thành 3 tiểu loại:

Tiểu loại h( horizontal defect)

Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít hơn, chiều rộng ít hơn 5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ 3mm hoặc ít hơn. Nên nâng xoang hở, và implant được đặt ngay sau ghép xương. Ghép xương theo hướng ngang được thực hiện nếu cần.

Tiểu loại v (vertical defect): Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít hơn, chiều rộng bình thường lớn hơn hoặc bằng 5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ nhiều hơn 3mm. Xoang được nâng để duy trì tỷ lệ thân răng/implant thích hợp. Sau đó, implant được đặt theo qui trình B. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được giải thích về việc tỷ lệ thân răng-implant không thuận lợi có thể xuất hiện sau khi làm phục hình..

Tiểu loại c (conbined): Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít hơn, chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ nhiều hơn 3mm. Xoang được nâng hở. Ghép xương theo chiều ngang và cao là cần thiết để đặt implant thích hợp và phục hình. Sau khi nâng xoang và ghép xương thành công, tiến hành đặt implant.

1.2.4.6. Phân loại chất lượng xương[19]

Dựa vào hình ảnh X quang chia làm 4 loại xương:

- D1: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương vỏ, có hình ảnh cản quang rõ nét trên phim X quang.

- D2: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ dày, cản quang rõ, bên dưới là lớp xương xốp cản quang ít hơn với các bè xương rõ nét.

- D3: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ mỏng, bên dưới là lớp xương xốp ít cản quang, hình ảnh các bè xương mờ.

- D4: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương xốp ít cản quang, hình ảnh các bè xương rất mờ nhạt. Lớp xương vỏ rất mờ hoặc có thể không có.

Dựa vào độ cứng của xương khi khoan mũi khoan đầu tiên:

- D1: Chất lượng xương rất cứng dọc theo toàn bộ chiều dài của mũi khoan, cần phải dùng áp lực mới đưa được mũi khoan xuống.

mật độ thấp hơn.

- D3: Chỉ cần khoan thủng lớp xương vỏ tương đối mỏng là đến lớp xương xốp, lực cản lại đường đi của mũi khoan là rất nhỏ.

- D4: Hầu như không có trở lực khi khoan, hướng đi của mũi khoan dễ bị lệch nếu tay khoan không được giữổn định.

Hình 1.12 : Độđậm đặc của xương[19]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương (Trang 26 - 31)