Kết luậnchương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và ứng dụng trong kết cấu cầu (Trang 66 - 67)

L ỜI CẢM ƠN

2.5.Kết luậnchương 2

- Đã tìm và chế tạo cát Quarzt và bột Quartz theo cáchướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế.

- Đã lựa chọn được các loại xi măng, muội Silic, sợi thép phù hợp các

hướng dẫn trên thế giới để chế tạo bê tông cường độ siêu cao

- Sử dụng mô hình tối ưu hoá độ đặc của Mooney đã thiết kế được thành phần bê tông C1, C2, C3.

- Kiểm tra thành phần cấp phối hạt phù hợp với các nghiên cứu của Pháp

và lý thuyết cấp phối tối ưu của Fuller Đức.

- Thành phần bê tông trên sẽ được sử dụng trong việc chế tạo các mẫu

CHƯƠNG 3

THÍ NGHIỆM CƯỜNG ĐỘ NÉN, UN VÀ MÔ ĐUN ĐÀN

HI CỦA BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ SIÊU CAO

3.1. Mở đầu

Trong chương này,Nghiên cứu sinh trình bày các kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo đặc trưng và mô đun đàn hồi của bê

tông cường độ siêu cao. Các kết quả thí nghiệm để kiểm chứng lại sự thích hợp

của các thành phần bê tông đã nêu ở chương 2. Từ đó đưa ra kết luận về các tính chất cơ học của vật liệu và đồng thời làm cơ sở cho việc ứng dụng vào tính kết cấu dầm bê tông cốt thép với bê tông cường độ siêu cao ở chương 4.

Phương pháp thí nghiệm các tính năng cơ học của bê tông cường độ

siêu cao về căn bản vẫn sử dụng như các phương pháp dùng cho bê tông

thường và bê tông cường độ cao. Các hệ số và các công thức tính toán cho các

tính năng của bê tông cường độ siêu cao có những thay đổi theo các công thức

thực nghiệm mới. Phần này sẽ giới thiệu các lý thuyết, các tiêu chuẩn thí nghiệm và các kết quả thí nghiệm đo cường độ nén và mô đun đàn hồi, cường độ kéo uốn của bê tông cường độ siêu cao thiết kế được C1, C2, C3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và ứng dụng trong kết cấu cầu (Trang 66 - 67)