Quy trình thí nghiệm uốn mẫu lăng trụ và phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và ứng dụng trong kết cấu cầu (Trang 69)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.3. Quy trình thí nghiệm uốn mẫu lăng trụ và phân tích

Có hai loại thí nghiệmđược đề xuất trên thế giới.

Kiểu 1: Thí nghiệm uốn 4 điểm trên mẫu lăng trụ không có khấc cho phép suy ra cường độ chịu kéo sau khi điều chỉnh hiệu ứng tỉ lệ, có thể tính toán năng lượng uốn dẻo thông qua diện tích phần nằm dưới đường quan

hệ lực và độ võng. Từ đó theo các hướng dẫn của SETRA/AFGC có thể xác định được quan hệ giữa ứng suất và độ võng, quan hệ ứng suất và độ

mở rộng vết nứt, quan hệ giữa ứng suất và biến dạng…

Kiểu 2: Thí nghiệm uốn 3 điểm trên mẫu lăng trụ có khấc cho phép áp

dụng phương pháp phân tích ngược theo hướng dẫn của RILEM về thiết kế

kết cấu bằng bê tông gia cường cốt sợi (nhóm tính chất 162-TDF) để tính toán

các quan hệ như đã nêu trên. Với mẫu lăng trụ có khấc, một vết khấc được xẻ

tại mặt cắt giữa, trên cạnh chịu kéo khi thí nghiệm uốn. Độ sâu của vết khấc

bằng 10% chiều cao của lăng trụ, để nhận được một hiệu ứng cục bộ về nứt

khi giảm thiểucác nguy cơ nứt ngoài vết khấc, chiều rộng của vết khấc không được lớn hơn 2mm.

Trong nghiên cứu của luận ánnày, Nghiên cứu sinh chọn phương pháp

thí nghiệm uốn bốn điểm trên mẫu dầm theo hướng dẫn của Châu Âu (hình 3.1) để xác định cường độ chịu kéo khi uốn ở thời điểm xuất hiện vết nứt đầu tiên, cường độ chịu kéo uốn lớn nhất và cường độ chịu kéo uốn giới hạn với

biến dạng là 12/1000 hoặc là độ võng tối đa là 10 mm. Theo tiêu chuẩn châu

Âu thì các điểm cần đo biến dạng sẽ là 2‰; 3,5‰cho vùng nén và 25‰ cho vùng kéo. Sử dụng hệ số điều chỉnh kích thước để xác định cường độ Rkuđặc trưng theo hướng dẫn của Châu Âu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và ứng dụng trong kết cấu cầu (Trang 69)