Thủy phân – PHSH và Quang – PHSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp polyme phân hủy sinh học trên cơ sở polyvinyl ancol và polysaccarit tự nhiên” (Trang 27 - 29)

Polyme thủy phân – PHSH là những polyme có khả năng tan trong nước ở

giai đoạn đầu, sau đó mới xảy ra hiện tượng phân hủy sinh học. Những loại polyme này, khi tổng hợp, có những nhóm chức một đầu gắn với mạch, cịn

một đầu “ái nước” nên dễ bị trương phồng, làm đứt mạch hoặc thay đổi hố, lý tính, làm cho vi sinh vật dễ tấn công để phân huỷ.

Polyme quang – PHSH là loại polyme trong mạch có một cấu tử hoặc một

nhóm cấu tử có khả năng hấp thụ ánh sáng. Khi ánh sáng truyền qua nhóm cấu tử này, mạch polyme bị bẻ gãy, tạo tiền đề cho phân hủy sinh học.

Bẻ gãy sinh học: Nhiều loại polyme được thông báo “Phân hủy sinh học”

nhưng thực chất là bẻ gãy sinh học hoặc phân hủy khơng có tác động của vi sinh vật, ít nhất ở giai đoạn đầu. Người ta c ng nói đây là q trình gãy vơ sinh (lão hoá nhiệt) hoặc bẻ gãy quang (lão hoá bằng UV) [1].

Đường bên trái là quá trình PHSH, đường bên phải là quá trình bẻ gãy cơ học, sau đó mới xảy ra q trình PHSH.

Đường bên trái là phân hủy (degradation), đường bên phải là PHSH (biodegradation).

Hình 1.1. Các cơ chế phân hủy của polyme.

Các hiện tượng bẻ gãy này không liên quan đến quá trình sinh học. Chẳng hạn, màng polyetylen để lâu ngày ngồi nắng, trở nên khơ cứng, mờ và đến một giai đoạn nào đó, độ dai của màng giảm, dẫn đến hiện tượng dễ xé rách hoặc tơi ra từng mảnh vụn. Sự phân huỷ này là q trình lão hố của các mạch. Các polyme truyền thống vẫn bị lão hoá đến tan rã nhưng khơng hồn

tồn phân huỷ. Thời gian lão hố đến tan rã kéo dài nhiều năm (khoảng vài trăm năm). Đối với nhựa đã tái sinh nhiều lần, khả năng này nhanh hơn. Phân hủy khơng hồn tồn kiểu này để lại trong đất những mảnh vụn, khơng có điều kiện cho vi sinh vật phát triển, làm cho đất chóng bạc màu, khơng tơi xốp [3].

Như vậy, bẻ gãy sinh học thực chất là giai đoạn đầu của quá trình lão hố tự nhiên. Bẻ gãy sinh học khơng đồng nghĩa với PHSH, vì vậy cần phân biệt hai khái niệm: phân huỷ (degradation) và PHSH (biodegradation).

+ Polyme PHSH (như định nghĩa và giới thiệu ở trên).

+ Polyme bẻ gãy sinh học (tất cả các loại polyme) đều có thể bị bẻ gãy sinh học nhưng chưa chắc đã PHSH.

Các khái niệm bẻ gãy và phân hủy có thể minh họa bằng hình 1.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp polyme phân hủy sinh học trên cơ sở polyvinyl ancol và polysaccarit tự nhiên” (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)