Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 29 - 37)

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

3.1.1.2 Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Đánh giá tác động đến môi trường không khí

Các nguồn gây ô nhiễm chính trong giai đoạn xây dựng bao gồm: bụi đất, cát trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng; khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi công xây dựng (máy xúc, máy đào, xe ô tô các loại, máy đóng cọc, máy trộn bêtông...), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như hơi dung môi sơn ... từ các công đoạn sơn các kết cấu xây dựng. Ngoài ra còn hơi khí độc, bụi từ các quá trình hàn và gia công các kết cấu xây dựng như máy hàn, máy cắt... Các tác động đến môi trường tự nhiên, con người do các tác nhân trên có thể tóm tắt như sau :

a) Tác hại của Bụi :

Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là bụi đất, cát, cement, bụi trong khói thải... phát sinh từ các công đoạn khác nhau:

− Với các phương tiện vận chuyển : theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1993, lượng bụi này có thể dự báo với các giả thiết như sau như sau :

+ Vận tốc trung bình của các loại xe trên công trường : 20 km/h;

+ Tải trọng trung bình : 10 tấn/xe;

+ Số bánh xe trung bình : 08 cái/xe;

+ Số xe vận chuyển trung bình : 12 lượt/ngày; + Quãng đường vận chuyển trung bình : 1,5 km;

Từ các thông số trên có thể dự báo lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng như sau:

Bảng 3.2: Ước tính tải lượng bụi trong giai đoạn thi công

Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh bụi Lượng bụi phát sinh (kg/1.000km) Tải lượng phát sinh TB ngày (kg/ngày)

Tải lượng bụi phát sinh TB khi thi công (kg)

Giai đoạn thi công 21.f 0,425 5,1 765

[Nguồn : Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010] Trong đó : f là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường;

f = v . M0,7 . n0,5

Với : v : vận tốc trung bình của xe, km/h; M : tải trọng trung bình của xe, tấn/xe; n : số bánh xe trung bình, cái/xe.

Các kết quả cho thấy tải lượng của bụi gây ra do các phương tiện trong thời gian thi công trên công trường vào khoảng 5,1 kg/ngày. Theo kết quả khảo sát nồng độ bụi cao nhất là 0,33 mg/m3 ở thời điểm thi công không có xe đổ nguyên vật liệu. Theo các số liệu đo đạc ở các công trường xây dựng tương tự khi đổ nguyên liệu nồng độ bụi có thể lên tới 10 – 20 mg/m3. Tuy nhiên thời gian đổ nhanh và bụi có kích thước lớn nên khó phát tán đi xa.

Đường hô hấp là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất của con người khi tiếp xúc. Đây chính là nguyên nhân gây nên các loại bệnh về đường hô hấp như viêm khí quản, viêm phổi thậm chí có thể ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu. Mắt và da cũng là những cơ quan có thể bị tổn thương do bụi. Các bệnh hen, suyễn, ... cũng có thể phát sinh với con người khi tiếp xúc với bụi lơ lửng. Thông thường là các loại bụi có kích thước <10µm, chúng có thể đi sâu vào phổi, bị giữ lại trên đường khí quản, trong các phế nang của phổi, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh nêu trên. Công nhân xây dựng trên công trường và với dân cư sống gần khu vực thi công cũng sẽ bị ảnh hưởng của bụi từ các quá trình này. Ngoài các tác động trên bụi còn có thể gây mất cảnh quan môi trường, bám trên các bề mặt làm giảm tuổi thọ của các thiết bị, máy móc, công trình, làm tăng độ đục của nước.

Với thực vật: bụi có thể che lấp bề mặt lá làm giảm quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật; cây có thể còi cọc, héo lá, kém phát triển và giảm năng suất của cây trồng.

b) Tác hại của COx

CO là khí không màu, không mùi, không vị có khả năng gây ảnh hưởng đến con người và động vật. Khả năng đề kháng của con người đối với khí CO là rất thấp, con

Bảng 3.3: Mức gây độc của CO ở các nồng độ khác nhau

Nồng độ CO trong

không khí (ppm) Nồng độ Hb.CO trong máu (‰ đơn vị) Mức gây độc

50 0,07 Nhiễm độc nhẹ

100 0,12 Nhiễm độc vừa và chóng mặt 250 0,25 Nhiễm độc vừa và chóng mặt 500 0,45 Buồn nôn, nôn, trụy tim

1.000 0,60 Hôn mê

10.000 0,95 Tử vong

[Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000]

CO2 có thể gây rối loạn hô hấp của phổi và tế bào do chiếm mất chỗ oxy. Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm khoảng 0,003 – 0,006 %, trong khi đó nồng độ cho phép của CO2 là 0,1 %. Ngoài ra O3 cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của không khí, gây nên hiện tượng tan băng về lâu dài.

c) Tác hại của SO2

Đối với môi trường : SO2 được xem là chất ô nhiễm trong họ sulfur oxit. Nó là khí không màu, không cháy, có vị hăng. Do quá trình tác động của quang hoá hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 bị ôxy hoá và biến thành SO3 trong khí quyển, chúng lại kết hợp với hơi nước để tạo thành H2SO4 là loại axít rất độc và là nguyên nhân gây nên mưa axit trong khí quyển từ đó gây hưởng rất lớn đến các loại thực vật và các bề mặt, thậm chí cả con người.

Đối với sức khoẻ của con người : SO2 có thể bị nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt và nhanh chóng hình thành axít H2SO4 do dễ hoà tan trong nước, SO2 có thể phân tán trong máu qua quá trình tuần hoàn. Độc tính của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường ; thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thụ nhiều có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo methemoglobin tăng cường quá trình ôxy hoá Fe2+ thành Fe 3+.

Bảng 3.4: Tác hại của SO2 đối với con người & động vật

20 – 30 mg/m3 Giới hạn của độc tính 50 mg/m3 Kích thích đường hô hấp, ho

130 – 260 mg/m3 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút) 1.000 – 1.300 mg/m3 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)

[Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000]

− Các oxit nitơ có tác hại làm phai màu vải, hư hỏng vải bông và nilon, sét rỉ kim loại và sản sinh ra phân tử nitrat. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định nồng độ bao nhiêu thì gây tác hại đáng kể.

− Một số thực vật có tính nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NOx khoảng 1ppm và thời gian tác dụng khoảng 1 ngày, với nồng độ < 0,35 ppm thì thời gian tác dụng khoảng 1 tháng.

− Với nồng độ NO trong khí quyển bình thường thì không có tác hại với con người, nó chỉ gây tác hại khi chuyển hoá thành NO2.

e) Tác hại của Hydrocarbon

Hydrocarbon thường là chất ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng độc tính cấp là suy nhược cơ thể, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp se... Khi hít thở phải nồng độ 40.000 mg/m3 có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, nôn, với nồng độ 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện co giật, rối loạn tim, hô hấp, thậm chí tử vong.

f) Khí thải của các loại động cơ:

Mức độ phát thải của các loại xe phụ thuộc vào: nhiệt độ không khí, tốc độ của xe, chiều dài quãng đường, phân khối của động cơ, loại nhiên liệu và các phương pháp kiểm soát ô nhiễm. Trong thời gian thi công, các loại phương tiện là các loại xe tải hạng nặng. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1993, tải lượng các chất ô nhiễm được dự báo như sau:

Bảng 3.5: Tải lượng của các chất ô nhiễm khi xe chạy trên đường

Chất ô

nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)

Tải trọng < 3,5 tấn Tải trọng 3,5 – 16 tấn Trong TP Ngoài TP Đường cao tốc Trong TP Ngoài TP Đường cao tốc SO2 1,16 S 0,84S 1,30S 4,29S 4,15S 4,15S NOx 0,70 0,55 1,00 1,18 1,44 1,44 CO 1,00 0,85 1,25 6,00 2,90 2,90 VOCs 0,15 0,40 0,40 2,60 0,80 0,80

[Nguồn : World Health Organization, Geneva, 1993]

Trong quá trình thi công ước tính có khoảng 12 lượt xe tiêu chuẩn lưu thông trong 1 ngày ra vào khu vực với quãng đường 03 km. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm như sau:

SO2 0,025 3,25

NOx 0,0864 11,232

CO 0,0174 2,26

VOCs 0,0048 0,624

[Nguồn : Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010]

Theo kết quả trên cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm là không lớn. Tại công trường tập trung các loại xe cẩu, xe ủi, máy đào... do vậy lượng khói thải chứa nhiều bụi, SOx, NOx, COx, ... sẽ làm tăng tải lượng của chúng trong khu vực. Tuy nhiên do thời gian thi công ít, phạm vi hẹp nên chúng chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp thi công trên công trường, không lan rộng và ảnh hưởng đến xung quanh.

g) Khí thải từ các hoạt động cơ khí

Quá trình hàn các kết cấu thép, cốt thép, sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NOx. Nồng độ của chúng có thể tính như sau:

Bảng 3.7: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2.5 3,25 4 5 6

Khói hàn (mg/que hàn) 285 508 706 1.100 1.578 CO (mg/que hàn) 10 15 25 35 50 NOx(mg/que hàn) 12 20 30 45 70

[Nguồn: Môi trường Không khí, Phạm Ngọc Đăng, 2000]

Khí thải từ khói hàn không cao nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân hàn, do vậy cần có các phương tiện bảo hộ cho công nhân hàn sẽ hạn chế được mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến công nhân.

Đánh giá tác động đến môi trường nước

a) Nước mưa chảy tràn

Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn cho thấy tại khu vực dự án lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trên địa bàn dự án khoảng 33,9 L/s. Nước mưa sẽ kéo theo đất, cát, cement, dầu mỡ... có trên mặt đất xuống hệ thống thu gom nước mưa của nhà xưởng làm tăng độ đục của nước, gây bồi lắng nguồn tiếp nhận, gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong nước.

b) Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt của 20-30 công nhân trên công trường là khá ít, khoảng 1,4-2,1 m3/ng.đ. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hoà tan và

các loại vi khuẩn. Các chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước của khu vực nếu không có biện pháp quản lý tốt. Tải lượng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt của dự án như sau :

Bảng 3.8: Tải lượng của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án

TT Chất ô nhiễm (g/ng,ngày.đêm)Lượng TB (g/ngày.đêm)Tải lượng Nồng độ (mg/l) 14 :2008/BTNMTQCVN

1 BOD5 45 – 54 2700 – 3240 692 – 830 30 2 COD 72 – 102 4320 – 6120 1107 – 1569 - 3 TSS 70 – 145 4200 – 8700 1077 – 2231 50 4 Tổng N 6 – 12 360 – 720 92 – 184 - 5 Amonia 2,4 – 4,8 144 – 288 37 – 73 5 6 Tổng P 0,8 – 4,0 48 – 240 12 – 62 - 7 Tổng Coliform - - - 3000 MPN/100ml

[Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010]

Nguồn nước thải này nếu thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm do các chất hữu cơ và các loại vi trùng tả, lỵ, thương hàn và các bệnh đường ruột khác. Bên cạnh đó chúng có thể làm giảm nồng độ ôxy trong nước gây ảnh hưởng đến các loại thuỷ sinh vật trong nước.

Đánh giá tác động do chất thải rắn

− Chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng bao gồm các chất thải trong xây dựng như xà bần, gỗ, sắt thép, các loại bao bì và các chất thải là rác thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Lượng rác sinh hoạt của khoảng 20-30 công nhân (khi tập trung đông nhất) với lượng rác thải trung bình một ngày một người thải ra khỏang 0,5 kg/ngày, như vậy ước tính lượng rác thải khoảng 10-15 kg/ngày. Thành phần của loại chất thải này chủ yếu là chất hữu cơ và một số thành phần khác như giấy vụn, vải, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa... nếu không được thu gom và xử lý đúng chỗ sẽ gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi của rác phân huỷ, sinh ra các loại ruồi, bọ và các vi khuẩn truyền nhiễm từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, môi trường đất và gây mất cảnh quan môi trường.

− Với rác thải xây dựng chủ yếu là các loại gỗ coffa, cây chống, sắt thép dư thừa, các loại vỏ bao bì ... Theo kinh nghiệm từ các công trình xây dựng, ước tính lượng rác thải từ các quá trình xây dựng không có phá dỡ công trình cũ là 500kg/ha. Tuy nhiên các loại chất thải rắn này không nguy hại và thường được tái sử dụng hoặc dùng làm củi đun do vậy mức độ ảnh hưởng là không lớn. Riêng các loại vỏ bao bì ví dụ các vỏ thùng sơn, cọ quét sơn, dung môi thải,... cần được thu gom và xử lý như chất thải nguy hại theo các quy định hiện hành.

− Chủ dự án sẽ đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo khống chế chặt chẽ sự phát sinh dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Đánh giá tác động đến môi trường của tiếng ồn

Trong quá trình hoạt động thi công xây dựng dự án và các công trình phụ trợ của dự án sẽ làm tăng tiếng ồn trong khu vực và vùng phụ cận. Trong giai đoạn xây dựng, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn:

- Máy trộn bê tông; - Máy đóng cọc;

- Thiết bị hàn, cắt, khoan; - Máy phát điện;

- Xe tải vận chuyển nguyên vật liệu.

Tại công trường xây dựng, do tập trung số lượng lớn các phương tiện vận tải và thi công cơ giới nên tiếng ồn, rung sẽ cao hơn mức độ bình thường. Thông thường độ ồn trong công trường vào giờ cao điểm có thể tới khoảng 80 – 85 dBA. Ở khoảng 5m cách máy ủi, máy xúc, búa máy độ ồn có thể trên 90 dBA. Độ ồn này có thể gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung tư tưởng cho công nhân và có thể dẫn đến gây tai nạn lao động.

Theo số liệu của Ủy ban Quản lý đường cao tốc (FHA) của Mỹ khoảng biến thiên độ ồn của các thiết bị thi công được nêu trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9 : Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng

Thiết bị Độ ồn cách 15 m (dBA) Quy định của Mỹ Máy khoan lỗ 76 – 99 75

Xe tải 70 – 96 75

Máy đầm 72 – 88 75

Máy trộn bê tông 71 – 90 75 Máy phát điện 70 – 82 75

Máy rung 70 – 80 75

(Nguồn: Ủy ban quản lý đường cao tốc của Mỹ(FHA) 1995)

Khu vực trộn bê tông

Tiếng ồn cực đại từ khu vực trộn bê tông trong khoảng 15 m là 90 dBA, và độ ồn ở các khoảng cách khác có thể xác định bằng cách sử dụng qui luật giảm 6 dBA sau một khoảng cách gấp hai lần. Như vậy, độ ồn tại khoảng cách 30m là 84 dBA, 60m là 78 dBA, và 120 m là 72 dBA. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam, mức ồn cho phép vào ban ngày không vượt quá 60 dBA ở khu vực dân cư. Do vậy, nếu khu vực trộn bêtông hoạt động suốt ngày thì khu vực này phải bố trí cách xa các đối tượng chịu ảnh hưởng 300 m.

Tiếng ồn được tính toán ở trên là giá trị tối đa theo các tài liệu. Tuy nhiên, hiện nay một số thiết bị xây dựng có độ ồn thấp hơn nhiều so với số liệu trên. Ví dụ, máy trộn bê tông cải tiến chỉ gây ồn ở mức 75 dBA ở cự ly 15 m nên ở khoảng cách 60m tiếng ồn chỉ còn 63 dBA.

Hoạt động vận chuyển đất đá:

Hoạt động vận chuyển đất đá cần sử dụng một số loại máy móc thiết bị như gàu xúc, máy ủi, máy kéo, máy san đất và xe tải. Mỗi thiết bị có thể gây ồn đến cường độ 90

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w