4.1 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN
4.1.1.5 Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải tới môi trường
a) Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải
Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường. Do đó, để tránh gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và nguồn nước mặt gần nhất thì chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công phải có các nhà vệ sinh lưu động để thu gom nước thải sinh hoạt của công nhân.
Một lượng lớn nước mưa chảy tràn cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nếu nó cuốn theo các chất bẩn như xà bần, cát, đất,...do đó phải đào rãnh thoát nước mưa tạm thời trong giai đoạn xây dựng và không để bừa bãi nguyên vật liệu, nhiên liệu bừa bãi trên công trường nhằm tránh bị cuốn trôi bởi nước mưa.
b) Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải
Trong quá trình thi công chủ dự án phải yêu cầu đơn vị thi công xây dựng cam kết: − Phun nước các tuyến đường có bề mặt đất cát nhiều bụi trong khu vực thi công và
quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.
− Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu không chở quá đầy và phải có bạt che nhằm tránh rơi vãi.
− Không sử dụng các phương tiện máy móc quá cũ hoặc hết thời hạn sử dụng nhằm hạn chế khí thải.
c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn.
nhân ở công trường và môi trường xung quanh. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác sinh hoạt ở địa phương để thu gom và mang đi xử lý ở bãi rác.
− Chất thải rắn xây dựng như gạch vỡ, đất đá,... loại này có thể dùng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng, các loại như sắt, thép vụn, bao bì xi măng được thu gom để bán phế liệu.