Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 39 - 50)

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

3.1.2.2Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Đánh giá tác động đến môi trường không khí

a) Một số nguồn gốc gây ô nhiễm.

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm:

− Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra.

− Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng trong trường hợp gặp sự cố về điện.

− Bụi trong quá trình phối trộn − Mùi hôi của hóa chất

b) Ô nhiễm không khí từ phân xưởng gia công các sản phẩm

Tính tải lượng ô nhiễm hơi hóa chất và dung môi phát sinh từ quá trình gia công thuốc BVTV của nhà máy:

Nhà máy hoạt động 300 ngày/năm; mỗi ngày làm 8h. nếu tính tỉ lệ hao hụt sản phẩm là 0,2% và lượng hao hụt phát tán vào không khí là 80% thì tổng lượng thuốc BVTV đưa vào môi trường khi không áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí sẽ như sau: STT Lượng sp TB năm Lượng sp TB ngày Lượng hao hụt/ngày (0,2%)

Lượng bay hơi /ngày(80%) Lượng bay hơi/h (80%) 1 2.000 tấn 6,67 tấn 0,0133 = 13,3 kg 0,0107 tấn =10,7kg 0,00133 tấn = 1,13 kg

[Nguồn: Công ty TNHH MTV TM&DV MT Minh Trí tổng hợp và tính toán]

Khi áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí thì tải lượng ô nhiễm khí sẽ giảm 80-90% so với số lượng ước tính trên.

Hóa chất nhóm Lân hữu cơ:

Trong thành phần hóa học có chất Phospho (P), độ độc cấp tính tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm Clo hữu cơ. Ngoài tác động tiếp xúc, vị độc, nhiều hoạt chất còn có khả năng thấm sâu, nội hấp hoặc xông hơi. ….

Hóa chất nhóm Carbamate: là những dẫn xuất của Acid Carbamic. Trong thành phần hóa học có nhóm Carbamate. Độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tự như nhóm lân hữu cơ

Dung môi Xylen: trong phạm vi nhà xưởng thuốc BVTV công ty còn sử dụng các dung môi để hòa tan và phối trộn nguyên liệu hóa chất. dumg môi sử dụng chủ yếu là Xylen (Dimethylbenzen) C6H4(CH3). Đây là dẫn xuất Benzen. Trong đó, 2 nguyên tử H được thay thế bằng 2 nhóm methyl. Có 3 đồng phân là o-xylen, m-xylen, p-xylen. Xylen là một chất lỏng, trong suốt, dung môi này ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, đặc biệt đối với tế bào thần kinh của cơ quan thính giác và gây giảm sức nghe ở những người tiếp xúc.

Đặc tính của một số loại chế phẩm thuốc BVTV

STT Dạng chế phẩm Thành phần chính Ưu điểm Nhước điểm

1 Bột thấm nước Wettable powders – (WP) - Hoạt chất -Chất mang, chất hấp phụ -Chất thấm ướt - Chi phí sx rẻ -Dễ vận chuyển -Không dùng dung môi hữu cơ

-Gây bụi độc

-Khó đong đo và pha trộn. -Dễ bị nước mưa rửa trôi. -Đóng cặn ở vòi phun

2 Nhũ tương đậm đặt (EC)

-Hoạt chất

-Dung môi (như xylen, dầu hỏa…) -Chất nhũ hóa (chất HĐBM) -Dễ sản xuất -Dễ di chuyển, pha trộn -Dùng cho các hoạt chất không tan trong nước, độ nóng chảy thấp

-Chi phí đóng gói và chuyên chở cao

-Dễ bị đông lạnh

-Có khả năng ăn mòn kim loại, chất dẻo -Độc 3 Dung dịch đậm đặc (SL) -Hoạt chất -Chất thấm ướt (Nonyl phenol hoặc các amin etoxylat) -Chất H ĐBM -Nước hoặc dung môi tan trong nước

-Rẻ và dễ sản xuất -Không dùng dung môi -Ít bay hơi -Ít độc, dễ pha trộn - Chi phí đóng gói và chuyên chở cao -Dễ bị đông lạnh

-Có thể ăn mòn kim loại -Nồng độ hoạt chất thấp -Dễ bị nước mưa rửa trôi

4 Huyền phù đậm đặc - Hoạt chất -Chất hấp thụ hoặc pha loãng -Chất thấm ướt -Chất phân tán -Chất làm đặc -Chất chống đông -Chất bảo quản -Nước

-Không chứa dung môi -Nống độ hoạt chất có thể cao -Dễ pha trộn, lưu trữ -Tương hợp với các chế phẩm dung dịch đặc -Khó sản xuất -Có thể bị lắng khi lưu trữ -Dễ bị đông lạnh -Độc -Nhạy cảm với đặc tính của từng loại chất.

Bụi phát sinh từ công đoạn sản xuất

Bụi phát sinh chủ yếu ở công đoạn khuấy trộn, định lượng đóng gói vô bao bì sản phẩm; vận chuyển nguyên liệu sản phẩm… Dựa trên đặc điểm công nghệ của dự án và tham khảo thực tế một số nhà máy, hệ số ô nhiễm bụi từ các công đoạn gia công sản phẩm có thể ước tính như sau:

STT Công đoạn gia công chính Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

1 Vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm 0,005

2 Khuấy trộn 0,017

3 Định lượng đóng gói vô bao bì sản phẩm 0,017

[Nguồn: Công ty TNHH MTV TM&DV MT Minh Trí tổng hợp và tính toán]

Căn cứ vao các hệ số ô nhiễm trên, tải lượng bụi phát sinh được trình bày như bảng sau”

STT Công đoạn gia công chính Tải lượng

1 Vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm 10 0,033

2 Khuấy trộn 34 0,113

3 Định lượng đóng gói vô bao bì sản phẩm 34 0,113 [Nguồn: Công ty TNHH MTV TM&DV MT Minh Trí tổng hợp và tính toán]

Dựa vào hệ số phát thải cho từng công đoạn sản xuất và công suất của dự án, có thể tính lượng bụi phát sinh từ quá trình sản xuất khoảng 0,259 kg/ngày và khoảng 78 kg năm. Nếu dự án không trang bị các hệ thống lọc bụi và xử lý khí thải thì lượng bụi sẽ phát tán vào môi trường không khí gây ô nhiễm đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong nhà máy.

Ô nhiễm mùi hôi từ quá trình khuấy trộn sản xuất thuốc BVTV

Thành phần của các chất ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí CHC: CH4, NH3, H2S… lượng khí này thực tế không lớn nhưng thường có mùi đặc trưng gây cảm giác khó chịu.

c) Đánh giá ô nhiễm do quá trình vận chuyển và các quá trình giao thông

Khí thải do đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải, trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm như bụi, SOx, NOx, THC,…Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng xe và hiện trạng đường giao thông, nhiên liệu dùng…

Để ước tính tải lượng ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập như sau :

Bảng 3.12: Tải lượng ô nhiễm của 1 ô tô khi tiêu thụ 1.000 lít xăng (

STT Chỉ tiêu Tải lượng

1 CO 291 kg 2 NOx 11,3 kg 3 THC 33,2 kg 4 SO2 0,9 kg 5 Aldehyt 0,4 kg [Nguồn :WHO, 1993]

Xe ô tô sử dụng xăng khi hoạt động sẽ thải vào không khí các chất gây ô nhiễm và tải lượng của chúng được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.13: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông

Phương tiện Đơn vị (U) TSP (kg/u) SO2 (kg/u) NOx (kg/u) CO (kg/u) VOC (kg/u) Chì (kg/u)

Xe tải trọng > 3.5 tấn chạy xăng

Xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy diesel Khu ngoại ô 1.000km tấn nhiên liệu 0,9 4,3 4,15S 20S 14,4 70 2,9 14 0,8 4 Xe hơi sản xuất 1985 – 1992 (khu ngoại ô)

Động cơ 1400 – 2000 cc 1.000km tấn nhiên liệu 0,05 1,03 0,97S 20S 2,31 47,62 6,99 144,3 1,05 26,68 0,07 1,35 Động cơ > 2000 cc 1.000km tấn nhiên liệu 0,05 0,85 1,17S 20S 3,14 53,81 6,99 119,9 1,05 18,02 0,08 1,35 [Nguồn: WHO, 1993] Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu.

Tuy nhiên, hiện nay lượng xăng pha chì không còn được sử dụng tại Việt Nam, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng và dầu cho các loại xe 4 bánh là 0,5%, xe tải nặng là 1%.Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của một số loại xe lưu thông trên đường như trong bảng 3.15.

Bảng 3.14: Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông.

Stt Loại phương tiện Loại nhiên liệu Định mức Lít/100km

Định mức kg/100km

1 Xe con Xăng 5,5 – 8 4,51 – 6,56 2 Xe tải Dầu Diesel 13 – 14 10,66 – 11,48

Theo tính toán mỗi ngày có 4 lượt xe con 4 – 7 chỗ (1400 – 2000 cc), 8 lượt xe từ 3,5 – 8 tấn. Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 3 km. Lượng phát thải các chất khí trong khí thải phương tiện giao thông được tính trong bảng 3.16.

Bảng 3.15: Lượng phát thải các khí ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông.

Stt Phương tiện và

nhiên liệu sử Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường Bụi SOTải lượng (kg/ngày)

2 NOx CO VOCs

1 Xe con 1,35 – 1,97 0,001 – 0,002 – 0,020,014 0,06 – 0,094 0,195 – 0,284 0,036 – 0,053

2 Xe từ 3,5 – 8 tấn 15,99 – 17,22 0,069 – 0,074 0,32 – 0,34 1,12 – 1,21 0,22 – 0,24 0,064 – 0,069

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010)

Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là 2000C, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 kg dầu, xăng là 38 m³. Như vậy, lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính trong bảng 3.17.

Bảng 3.16: Lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải

Stt Phương tiện và nhiên liệu sử dụng

Lưu lượng m³/ngày

Bụi SO2 NOx CO VOCs

1 Xe tải 654,4 0,11 0,52 1,84 0,37 0,1 2 Xe con 74,48 0,03 0,27 1,25 3,8 0,7 QCVN 19:2009/BTNMT (B) 200 500 850 1000 -

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010) Ghi chú: (*) QCVN 19:2009/BTNMT – Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp.

Nhận xét: Khí thải ra từ các phương tiện vận chuyển là không cao, không vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đánh giá một cách tương đối nguồn phát thải vì chất lượng khí thải ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xe, nhiên liệu sử dụng, chất lượng đường xá,...

d) Đánh giá ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện

Để ổn định điện cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt CB CNV trong nhà máy trong trường hợp có sự cố về điện, dự án có sử dụng 1 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 100 KVA.

Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy là 75 Kg dầu DO/h. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở bảng 3.18 có thể tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong bảng 3.19. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện: Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m3. Với định mức 75 Kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 2.850 m3/h.

Bảng 3.17: hệ số ô nhiễm của máy phát điện (đốt dầu DO, S = 0,5%)

STT Chất ô nhiễm Hệ số kg/ tấn 1 Bụi 0,71 2 SO2 20S 3 NO2 9,62 4 CO 2,19 5 VOCs 0,791 (Nguồn: WHO, 1993)

Nồng độ của khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng 3.19.

Bảng 3.18: Nồng độ của khí thải của máy phát điện

Bụi 0,053 18,59 - 200 SO2 0,75 263,18 455,26 500 NO2 0,72 252,63 437,04 850

CO 0,164 57,54 99,54 1000

VOCs 0,059 20,70 35,81111 -

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010) Ghi chú : Nm3 – Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn.

(*)QCVN 19:2009/BTNMT – Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp.

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (QCVN 19:2009/BTNMT, loại B) cho thấy không có nồng độ chất nào cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép.

e) Đánh giá ô nhiễm từ tiếng ồn, rung động và nhiệt

Tiếng ồn cao phát sinh từ các máy móc thiết bị có công suất lớn như máy phát điện, máy nghiền....Tiếng ồn được đo tại các cơ sở sản xuất tương tự là khoảng 85 – 90 dBA. Xưởng của công ty trong KCN và đặt nơi xa nhà dân có hành lang cách ly bằng cây xanh và tường rào nên ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh là không cao, tuy nhiên tiếng ồn cao và lâu dài cũng sẽ ảnh ưởng đến thính giác và lao động của công nhân.

f) Nhiệt độ

Hoạt động của các máy móc thiết bị của nhà máy có khả năng phát sinh nhiệt thừa làm tăng nhiệt độ trong xưởng sản xuất. Nhiệt độ nhà xưởng cao cũng do nhiều nguyên nhân như khả năng thông thoáng nhà xưởng kém dẫn tới sự tích tụ nhiệt trong những ngày nắng nóng. Lượng nhiệt thừa này nếu không có giải pháp thích hợp sẽ làm nhiệt độ tại các xưởng sản xuất tăng từ 1 – 2oC so với nhiệt độ không khí bên ngoài.

Nhiệt độ cao có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong nhà máy với những biểu hiện gây rối loạn cơ thể như nóng, co giật, choáng, nhức đầu… làm cho hệ tim đập mạnh hơn, ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh trung ương, gây mệt mỏi ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động.

g) Tác hại của các tác nhân ô nhiễm không khí

Bảng 3.19: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí

STT Thông số Tác động

1 Bụi Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi

Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa 2 Khí axit (SOx,

NOx)

Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.

Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.

Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.

Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.

3 Oxyt cacbon (CO)

Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.

4 Khí cacbonic(CO2)

Gây rối loạn hô hấp phổi. Gây hiệu ứng nhà kính. Tác hại đến hệ sinh thái.

5 Hydrocarbons Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong

6 Thuốc BVTV Gây nhiễm độc mãn tính

Nguồn gây ô nhiễm môi trường là nước thải

Nước thải trong quá trình hoạt động của nhà máy

Tổng lưu lượng nước cấp cho hoạt động của toàn công ty là: 20 m3/ngày.đêm

Nước thải sản sinh ra từ quá trình hoạt động của nhà xưởng ước tính chiếm 80% nước cấp. Lưu lượng nước thải phát sinh vào khoảng 16 m3/ng.đ, bao gồm các nguồn sau:

− Nước thải sinh hoạt: 4,5 m3/ng.đ

− Nước rửa chai lọ, bao bì, thùng phuy, thùng chứa nguyên liệu có chứa chất lơ lửng, chất hữu cơ: 8 m3/ng.đ

− Nước thải sản xuất: 3,5 m3/ng.đ

Nước thải sản xuất của ngành sản xuất gia công thuốc BVTV có đặc tính chung là tan được trong nước nhưng có những chất hữu cơ độc hại khó phân hủy. Tác động tiêu cực của sự ô nhiễm thuốc BVTV là làm suy thoái chất lượng môi trường, gây nên hiện tượng phú dưỡng nước, ô nhiễm nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực.

Thành phần nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị , máy móc và nhà xưởng: thường chứa các hợp chất có thành phần thuốc trừ sâu như một số cacbanat hữu cơ, phosphat hữu cơ…các dung môi như xylen và các chất phụ gia khác như keo, cát… thành phần chi tiết nước thảo của công đoạn này được trình bày trong bảng sau:

Bãng?????

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Kết quả Tiêu chuẩn XLNT trong KCN Đức Hòa 1, cột B

2 BOD mg/L 65 50

3 SS mg/L - 100

4 pH - 7,8 5,5-9,0

Nước thải từ khâu vệ sinh thiết bị, máy móc và nhà xưởng của nhà máy có các chỉ tiêu BOD, COD cao hơn tiêu chuẩn quy định của KCN Đức Hòa 1, cột B nên nước thải này sẽ được đưa về trạm XLNT cục bộ của nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn của KCN Đức Hòa 1, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống cống chung của KCN.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 39 - 50)