Biện pháp xử lý nước thải

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 60 - 66)

4.1 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.2.2 Biện pháp xử lý nước thải

− Khi tiến hành đầu tư vào KCN, công ty đã ký hợp đồng với Chủ đầu tư KCN Đức Hòa 1 – Hạnh phúc, toàn bộ nước thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được xử lý tại trạm xử lý nước thải cục bộ của nhà máy đạt chuẩn của KCN trước khi đấu nối vào cống chung của của KCN để dẫn về hệ thống xử lý tập trung của KCN, tiếp tục xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT trước khi xả thải ra môi trường.

− Hiện tại, KCN Đức Hòa 1 – Hạnh phúc đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải với quy mô 6.522 m3/ngày.

− Với số lượng lao động 80 người thì lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 4,5 m3/ng.đ. Lượng nước thải sinh hoạt này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn tại các khu phát sinh nước thải khác nhau, sau đó sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20 – 40% BOD.

− Sơ đồ một kiểu bể tự hoại điển hình được đưa ra trên hình 4.3

Hình 4-1 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò lắng, lên men kỵ khí. Ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và phân hủy. Bể tự hoại có thời gian lưu bùn lâu, nhờ vậy hiệu suất xử lý chất ô nhiễm tăng, đồng thời lượng bùn cần xử lý giảm. Nồng độ nước thải sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại được thể hiện ở bảng 3.24.

Lượng bùn tại các bể tự hoại và hầm bơm sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) của cơ quan dịch vụ môi trường tại địa phương đến hút và chuyển đến các nhà máy phân bón hoặc bãi đổ.

Tính toán thể tích bể tự hoại:

− Thể tích phần nước

WN = K.Q = 2,5 x 4,5 = 11,25 m3/ngày đêm K: hệ số lưu lượng, K = 2,5

Q: lưu lượng trung bình ngày đêm, Q = 4,5 m3/ngày đêm − Thể tích phần bùn Wb = 000 . 100 ) 100 ( 2 , 1 7 , 0 ) 100 ( P1 P2 t N a× × × − × × × −

= 000 . 100 ) 90 100 ( 2 , 1 7 , 0 ) 95 100 ( 180 80 4 , 0 × × × − × × × − = 2,4 m3/ng.đ

 a: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 – 0,5 lít/người.ngày đêm

 N: số công nhân viên, N = 80 người

 t: thời gian tích luỹ cặn lắng trong bể tự hoại, t = 180 – 365ngày đêm

 0,7: hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải

 1,2: hệ số tính đến 20 % cặn được giữ lại bể tự hoại để “nhiễm vi khuẩn” cho cặn tươi

 P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

 P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% − Thể tích tổng cộng của bể tự hoại:

W = WN + Wb

= 11,25+2,4 = 13,65 m3.

Việc xây dựng bể tự hoại sẽ được dự án đưa vào trong quá trình xây dựng.

Thuyết minh công nghệ

Nước thải từ hoạt động của nhà máu sau khi qua bể tự hoại và hố thu hiện hữu có đặt

song chắn rác thô – SC01, nhằm giữ lại các vật thể rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…). Các vật thể rắn có trong nước thải bị giữ tại song chắn rác được lấy định kỳ đem đổ bỏ như phần CTR của nhà máy.

Hố thu hiện hữu tận dụng làm hố thu kết hợp điều hòa – T01. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, phân hủy một phần các chất có trong nước thải.

Sau đó, nước thải được bơm nước thải chìm – PvW01A/B bơm tuần hoàn lại bể điều hòa nhằm xáo trộn nước thải trong bể và bơm qua bể điều chỉnh pH – T02. Hóa chất H2SO4 và NaOH được châm vào bể bằng bơm hóa chất PC-01/02 để điều chỉnh pH thích hợp trước khi vào bể Oxy hóa Perozone – T03. Tại đây, khí Ozone kết hợp với chất xúc tác H2O2 sẽ chuyển hóa/ cắt mạch các chất hữu cơ khó phân hủy thành các chất hữu cơ dễ phân hủy, tạo điều kiện cho sự hoạt động hiệu quả của bể xử lý sinh học hiếu khí. Bên cạnh đó, ozon còn có khả năng khử lượng COD, độc tố, vi khuẩn, mùi…trong

nước thải cho hiệu quả xử lý cao nhờ vào khả năng oxy hóa cực mạnh của nó khi tiếp xúc với chất xúc tác trong nước thải ở điều kiện thích hợp. Nước thải ra khỏi bể oxy hóa Perozone sẽ được điều chỉnh pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học phía sau.

Sau đó, nước thải được dẫn vào bể sinh học SBR – T05. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Bể SBR làm việc theo từng mẻ, quá trình thực hiện một mẻ gồm 5 giai đoạn (GD) kế tiếp nhau:

GD1: Đưa nước thải vào bể SBR. Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể SBR đến mức định trước bằng rơle phao. Rơle phao phát tín hiệu để tự động đóng bơm cấp nước vào bể SBR.

GD 2: Xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí. Nước thải sau khi được bơm vào SBR sẽ được hệ thống phân phối khí (gồm máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí) vận hành liên tục để xáo trộn và cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động, đồng thời tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình phân hủy các CHC xảy ra.

GD 3: Lắng trong nước và giữ lại phần bùn vi sinh. Quá trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh. Giai đoạn này xảy ra quá trình lắng tách pha các cặn rắn lơ lửng trong nước thải. Phần nước trong sau khi lắng và phần bùn lắng được tách thành hai vùng, phần nước phía trên và phần bùn lắng phía dưới đáy bể.

GD 4: Bơm phần nước trong sau lắng phía trên được bơm qua thiết bị khử trùng.

GD5: Chờ để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 quy trình trên và tùy thuộc vào lượng nước trong bể điều hòa.

Phần bùn sinh ra tại bể SBR được bơm bùn chìm – PS01 bơm về bể chứa bùn – T001 Và bơm bùn chìm PS02 tuần hoàn về bể SBR để duy trì lượng bùn trong bể, phần bùn dư được xử lý định kỳ theo quy định.

Phần nước trong sau khi qua bể SBR sẽ được bơm trục ngang PvW05 bơm qua thiết bị khử trùng – T06, hóa chất khử trùng (dung dịch NaOCl) được bơm hóa chất PC03 bơm vào đồng thời để khử các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Coliform… Nước thải sau bể khử trùng đảm bảo đạt Tiêu chuẩn xử lý nước thải của KCN Đức Hòa 1, cột B. nước sau khi xử lý sẽ theo hệ thống thoát nước của công ty vào hệ thống thoát nước chung của KCN Đức Hòa 1.

Trang thiết bị máy móc của trạm xử lý nước thải Nhà máy

STT Tên thiết bị Số lượng Đặc tính kỹ thuật

1 Bơm nước thải bể điều hòa 1 cái Q=0,5m3/h; H=10 H2O 2 Hệ thống chỉnh pH tự động: điện

cực đo pH, dây dẫn tính hiệu pH

2 HT Tính hiệu: 4-20M/H Qmax ≥ 10lits/h

3 Bơm nước thải bể oxy hóa Perozone

1 cái Q=0,5m3/h; H=10 H2O

4 Máy thổi khí AB01 1 cái Q=0,5m3/phút; 5 Máy sục khí Ozone 1 cái Q=0,5m3/phút; 6 Bơm bùn chìm 2 cái Q=0,5m3/h; 7 Bơm trục ngang bơm nước thải qua

bể khử trùng

1 cái Q=0,5m3/h;

8 Hệ thống đường ống công nghệ 1 HT ống inox, PVC và các phụ kiện

9 Tủ điều khiển 1 cái Contactor, overload. Lamp, controller… cho các thiết bị làm việc và điều khiển.

[Nguồn: Công ry T]

Các hạng mục xây dựng công trình đonw vị của trạm xử lý nước thải nhà máy với công suất 16m3/ng.đ được tính toán và thiết kế như sau:

Bể điều hòa: - kích thước: D xR x H = 3,5 x 2,5 x 2 (m) - thể tích: V = 17,5m3 - số lượng: 1 - vật liệu: BTCT - Giá thành: 35.000.000 VNĐ

Bể oxy hóa Perozone:

- kích thước: D xR x H = 3,5 x 2,5 x2 (m) - thể tích: V = 17,5m3 - số lượng: 1 - vật liệu: BTCT Giá thành: 35.000.000 VNĐ Bể sinh học SBR - kích thước: D xR x H = 3,5 x 2,5 x 2 (m) - thể tích: V = 17,5m3 - số lượng: 1 - vật liệu: BTCT Giá thành: 35.000.000 VNĐ Bể chứa bùn: - kích thước:Dx R x H = 3,5 x 2,5 x 2 (m) - thể tích: V = 17,5m3 - số lượng: 1 - vật liệu: BTCT Giá thành: 25.000.000 VNĐ Bể khử trùng: - kích thước: DxR x H = 3,5 x 2,5 x2 (m) - thể tích: V = 17,5m3 - số lượng: 1 - vật liệu: BTCT Giá thành: 25.000.000 VNĐ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w