BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 55)

4.1.1.1 Những vấn đề chung

Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bao gồm:

− Lập ban an toàn lao động tại công trường bao gồm trưởng ban chuyên trách, mỗi đơn vị thi công cử một ủy viên bán chuyên trách và mỗi ca sản xuất có một người chịu trách nhiệm về an toàn lao động

− Xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường, nội quy về trang phục bảo hộ, bảo hiểm, nội quy sử dụng thiết bị máy móc, nội quy về an toàn điện, nội quy an toàn giao thông và an toàn phòng chống cháy nổ.

− Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy công nhân bằng nhiều hình thức khác như in nội quy vào bảng treo tại công trường, nhà ăn, lán trại; tổ chức học nội quy, tuyên truyền và nhắc nhở.

− Theo dõi tai nạn lao động nếu xảy ra, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và khắc phục kịp thời tránh tái diễn các tai nạn tương tự. Thực hiện các biện pháp che chắn công trình trong quá trình xây dựng nhằm hạn chế các tai nạn đáng tiếc.

4.1.1.2 Các giải pháp thiết kế

− Khoảng cách và chiều cao công trình: khoảng cách bố trí giữa các công trình phù hợp để bảo đảm cho sự thông thoáng giữa các công trình. Mặt khác khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế sự lan truyền cộng dồn tăng nồng độ chất ô nhiễm, triệt tiêu không tạo vùng quẩn chất ô nhiễm, chống lây lan hỏa hoạn, dễ ứng cứu khi có sự cố khẩn cấp.

− Bố trí riêng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và nước thải nhằm giảm chi phí xử lý nước thải. Bố trí tổng thể hệ thống thoát nước mưa, nước thải của dự án phù hợp với quy hoạch chung của toàn bộ mặt bằng trong khu vực.

− Thẩm định thiết kế xây dựng cơ bản: để đảm bảo yêu cầu quy hoạch tổng thể và hiệu suất khống chế ô nhiễm môi trường khu vực và vệ sinh lao động, việc thẩm định thiết kế công nghệ đã được tiến hành trước khi khởi công xây dựng công trình.

4.1.1.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe công nhân

Quá trình thi công xây dựng hạ tầng cơ sở được thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn, khu vực thi công nhỏ, chủ dự án đã quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân thi công xung quanh khu vực như sau:

Những biện pháp tổng hợp cần áp dụng bao gồm:

− Quan tâm ngay từ đầu đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa.

− Các quy định cụ thể trong giai đoạn thi công để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường như các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công, tuân thủ những quy định về bảo hộ lao động, vấn đề bố trí máy móc và thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện...

4.1.1.4 Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động

Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cũng như lắp đặt thiết bị, vận hành kiểm tra và chạy thử cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang, nút bịt tai, ủng, quần áo bảo hộ lao động, nón nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động cho công nhân. Tổ chức huấn luyện cho công nhân các biện pháp an toàn lao động, trang bị các biển báo, tranh cổ động nhắc nhở và tuyên truyền về công tác an toàn lao động trong xưởng.

4.1.1.5 Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải tới môi trường.

a) Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường. Do đó, để tránh gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và nguồn nước mặt gần nhất thì chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công phải có các nhà vệ sinh lưu động để thu gom nước thải sinh hoạt của công nhân.

Một lượng lớn nước mưa chảy tràn cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nếu nó cuốn theo các chất bẩn như xà bần, cát, đất,...do đó phải đào rãnh thoát nước mưa tạm thời trong giai đoạn xây dựng và không để bừa bãi nguyên vật liệu, nhiên liệu bừa bãi trên công trường nhằm tránh bị cuốn trôi bởi nước mưa.

b) Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải

Trong quá trình thi công chủ dự án phải yêu cầu đơn vị thi công xây dựng cam kết: − Phun nước các tuyến đường có bề mặt đất cát nhiều bụi trong khu vực thi công và

quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.

− Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu không chở quá đầy và phải có bạt che nhằm tránh rơi vãi.

− Không sử dụng các phương tiện máy móc quá cũ hoặc hết thời hạn sử dụng nhằm hạn chế khí thải.

c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn.

nhân ở công trường và môi trường xung quanh. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác sinh hoạt ở địa phương để thu gom và mang đi xử lý ở bãi rác.

− Chất thải rắn xây dựng như gạch vỡ, đất đá,... loại này có thể dùng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng, các loại như sắt, thép vụn, bao bì xi măng được thu gom để bán phế liệu.

4.1.2 Phương án giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án

4.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

a) Khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông

Ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông là nguồn ô nhiễm phân tán vì vậy khả năng kiểm soát và xử lý rất khó, tuy nhiên để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng từ nguồn ô nhiễm này chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau :

– Bê tông hóa các tuyến đường giao thông nội bộ.

– Tăng cường công tác quét dọn vệ sinh hàng ngày.

– Phun nước tưới đường giao thông vào những ngày nắng nóng, gió nhiều.

– Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm là phương tiện chuyên dụng.

– Tất cả các phương tiện vận tải phục vụ cho dự án phải đạt các tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm mới được phép lưu thông.

b) Khống chế ô nhiễm trong các xưởng sản xuất

Trong quá trình hoạt động, các xưởng sản xuất thuốc nước, thuốc dạng bột, sẽ làm phát sinh hơi hóa chất, dung môi và bụi. Do đó, để giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các xưởng gia công, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:

− Lắp đặt các chụp hút bụi và khí ở những nguồn gây ô nhiễm trong các phân xưởng gia công như: khu vực pha chế định lượng của phòng thí nghiệm, khu vực máy khuấy trộn, máy nghiền, khu vực sang chai, khu vực định lượng, đóng gói nhằm tăng khả năng thu gom bụi và khí thất thoát ở các nguồn để đưa về hệ thống xử lý bụi và khí.

− Sử dụng thiết bị lọc túi vải sau chụp hút để loại bỏ một phần hàm lượng bụi có trong khí thải từ các xưởng sản xuất. phương án thu gom bụi và khí thải cho nhà xưởng khi sự án đi vào hoạt động được trình bày trong hình bên dưới.

− Trang bị hai hệ thống xử lý khí thải tại phân xưởng sản xuất thuốc nước và phân xưởng sản xuất thuốc dạng bột. Đồng thời, trang bị ống khói có chiều cao hợp lý sau hệ thống xử lý khí nhằm khuyếch tán và pha loãng nồng độ khí thải của nhà máy vào không khí xung quanh.

Với đặc trưng của các phân xưởng gia công thuốc BVTV là trong quá trình hoạt động sẽ làm gia bay hơi và phát tán các dung môi, hóa chất với nồng độ cao nên môi trường làm việc tại các phân xưởng này rất ô nhiễm, mùi rất nồng. Do đó, cần xử lý triệt để lượng bụi và khí thải trước khi thải ra môi trường.

Thuyết minh quy trình công nghệ (Dung Cyclon hay túi vải)

Bụi và khí thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất của nhà máy được hút vào các chụp hút, qua các đường ống thu gom và vào thiết bị Cyclone để tách bụi.

Cyclone là thiết bị lọc ly tâm kiểu đứng, thiết bị lọc bụi này hình thành lực ly tâm để

tách bụi ra khỏi không khí. Thân Cyclone thường hình trụ, có đáy hình chóp cụt. ống khí vào được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân Cyclone, khí nhiễm bụi đi vào phần trên của Cyclone thực hiện chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống phía dưới và hình thành dòng xoáy ngoài. Lúc đó, các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm văng vào thành Cyclone, tiến gần đến đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn trong. Các hạt bụi văng đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực rồi từ đó ra khỏi Cyclone qua ống xả bụi. Tính toán?????

Túi vải

Hệ thống thu lọc bụi hoạt động theo nguyên lý thiết bị lọc tay áo. Hệ thống gồm 2 hộc. Mỗi hộc có nhiều túi vải hình chữ nhật, bên trong có khung lưới cho túi căng. Miệng trên của hộc có các khe bằng miệng túi và có giá đỡ túi. Đáy túi bịt kín bằng dây kéo và căng vào cánh tay đòn để rung giũ bụi. Không khí được đưa vào thiết bị qua ống nối vào đầu dưới của hộc. Không khí sẽ đi từ dưới lên qua khoảng trống giữa các túi bụi, đi từ ngoài vào trong từng túi vải. Khí sạch sẽ thoát ra khỏi miệng túi, sau đó theo ống thải phía trên của thiết bị. Các hạt bụi trong không khí được giữ lại và hình thành lớp bụi trên mặt vải, sau đó sẽ được rung giũ, rơi xuống thùng chứa bụi. Định kỳ 15-20 phýt mỗi hộc tự động luân phiên ngừng hoạt động để tiến hành khâu rung, giũ và thu hồi bụi bằng hệ thống tay đòn truyền động. tính toán?????

Không khí sau khi qua các ống vải đi từ trong ra ngoài và đi vào ống góp khí sạch để thoát ra ngoài.

Khí thoát ra được hút qua miệng hút của thiết bị hấp phụ. Khí thải sau khi đi qua tháp hấp thụ bằng than hoạt tính trở thành khí sạch và được thoát ra ngoài. Than hoạt tính được thay thế sau hấp phụ bão hòa, than hoạt tính đã qua sử dụng được nhà máy lưu trữ trong khu vực CTNH và hợp đồng với các công ty có chức năng thu gom và xử lý. Khí thải sau khi đạt quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, cột B và QCVN 20:2009/BTNMT (hệ số Kp=1,0; Kv=1,0) sẽ được phát tán qua ống khói thải cao 15m, đường kính 40mm vào không khí.

Một số thiết bị cho hệ thống xử lý khí thải từ các xưởng gia công sản phẩm

STT Thiết bị, hạng mục Tính chất Số lượng ( tính

cho 1 hệ thống)

?//////

1 Chụp hút Inox 1

3 Hệ thống đỡ Thép CT3 1 4 Tháp hấp phụ (bao gồm than hoạt tính) Inos 2 cái 5 Quạt hút 1,5HP 1 cái 6 ống khói Thép CT3, 15m 1 7 Thiết bị Cyclon 1 8 Tủ điều khiển 400x600x300

Không nên sao chép tất cả của dự án khác

Biện pháp giảm thiểu mùi hôi và thông thoáng nhà xưởng

Biện pháp khắc phục tốt nhất đối với mùi hôi là khắc phục ngay tại nguồn. Cụ thể, công ty sẽ thực hiện một số biện pháp sau:

− Thu gom và xử lý triệt để nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà máy.

− Thu gom và phân loại CTR phát sinh từ nhà máy. Toàn bộ CTR được chứa trong bao bì và thùng rác để không phân hủy gây mùi.

− Nhà máy sử dụng khoảng 20 thùng rác đặt trong khu vực văn phòng và sản xuất, các thùng rác có dung tích 40 lít và 60 lít.

− Xây dựng nhà xưởng cao, thoát để dễ phát tán các khí gây mùi từ nhà máy.

− Lắp đặt quạt công nghiệp trong khu vực lao động nhằm thông thoáng nhà xưởng. số lượng quạt công nghiệp cần lắp khoảng 15-20 cái.

Đối với mùi hôi phát sinh từ nước thải:

− Xây dựng kín các công trình như hệ thống đường ống thu nước thải và hệ thống bể tự hoại.

− Sử dụng các chế phẩm vi sinh để khử mùi và giảm mùi hôi

− Trông nhiều cây xanh trong khuôn viên Nhà máy (chiếm 20% tổng diện tích đất công ty)

4.1.2.2 Biện pháp xử lý nước thải

− Khi tiến hành đầu tư vào KCN, công ty đã ký hợp đồng với Chủ đầu tư KCN Đức Hòa 1 – Hạnh phúc, toàn bộ nước thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được xử lý tại trạm xử lý nước thải cục bộ của nhà máy đạt chuẩn của KCN trước khi đấu nối vào cống chung của của KCN để dẫn về hệ thống xử lý tập trung của KCN, tiếp tục xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT trước khi xả thải ra môi trường.

− Hiện tại, KCN Đức Hòa 1 – Hạnh phúc đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải với quy mô 6.522 m3/ngày.

− Với số lượng lao động 80 người thì lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 4,5 m3/ng.đ. Lượng nước thải sinh hoạt này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn tại các khu phát sinh nước thải khác nhau, sau đó sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20 – 40% BOD.

− Sơ đồ một kiểu bể tự hoại điển hình được đưa ra trên hình 4.3

Hình 4-1 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò lắng, lên men kỵ khí. Ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và phân hủy. Bể tự hoại có thời gian lưu bùn lâu, nhờ vậy hiệu suất xử lý chất ô nhiễm tăng, đồng thời lượng bùn cần xử lý giảm. Nồng độ nước thải sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại được thể hiện ở bảng 3.24.

Lượng bùn tại các bể tự hoại và hầm bơm sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) của cơ quan dịch vụ môi trường tại địa phương đến hút và chuyển đến các nhà máy phân bón hoặc bãi đổ.

Tính toán thể tích bể tự hoại:

− Thể tích phần nước

WN = K.Q = 2,5 x 4,5 = 11,25 m3/ngày đêm K: hệ số lưu lượng, K = 2,5

Q: lưu lượng trung bình ngày đêm, Q = 4,5 m3/ngày đêm − Thể tích phần bùn Wb = 000 . 100 ) 100 ( 2 , 1 7 , 0 ) 100 ( P1 P2 t N a× × × − × × × −

= 000 . 100 ) 90 100 ( 2 ,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ môi TRƯỜNG dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” công suất 2 000 tấnnăm (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w