4.1 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN
4.1.2.3 Biện pháp giảm thiểu CTR
Chất thải rắn sinh của toàn bộ nhà máy là kg/ngày. CTR sinh hoạt có thành phần chính là các chất hữu có. Tất cả các loại CTR sẽ được thu gom vào các thùng nhựa có nắp đậy kín được đặt tại từng khu vực (khu vực văn phòng, các phân xưởng sản xuất…) và công ty sẽ hợp đồng với các đơn vị chức năng thu gom và xử lý định kỳ 1 lần/ngày.
CTR công nghiệp không nguy hại
CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án chủ yếu là các loại bao bì không dính hóa chất, thùng carton… lượng chất thải này sẽ được thu gom, phân loại, lưu trữ trong các thùng riêng biệt có dán nhãn và được đặt trong nhà lưu trữ của nhà máy, sau đó bán lại cho đơn vị có nhu cầu.
Thu gom và xử lý CTR từ phòng thí nghiệm
CTR phát sinh từ PTN như: chai, lọ thủy tinh hỏng, chai lọ chứa dung môi, hóa chất; giẻ lau dính dung môi, hóa chất… toàn bộ chất thải này sẽ được thu gom vào nơi có thùng chứa quy định và chuyển đơn vị có chức năng xử lý.
Thu gom và xử lý chất thải nguy hại
Để giảm thiểu tối đa tác động do chất thải nguy hai, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
− Kê khai CTNH theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và thông tư 12/2006/TT- BTNMT. Đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở TN&MT.
− Thu gom CTNH vào các thùng chứa quy định, có dán nhãn và đặt tại các nơi thích hợp trong nhà máy.
− Hợp đồng với các cơ quan chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tuân theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và thông tư số 12/2006/TT-BTNMT