Phương án 2: chiến lược phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP mía đường 333 giai đoạn 2011 2015 (Trang 73 - 75)

- Tổ sản xuất phân vi sinh: Trực thuộc nhà máy đường: Có nhiệm vụ sản xuất

b. Phương án 2: chiến lược phát triển sản phẩm

Về chỉ tiêu lợi nhuận

Hiện tại công ty chưa sản xuất ra những sản phẩm khác biệt hoá. Tuy nhiên nếu công ty thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mà không kèm theo nghiên cứu mở rộng thị trường thì những sản phẩm mà công ty sản xuất ra sẽ không được thị trường chấp nhận vì vậy cũng không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Về chi phí

Đối với chiến lược này khi thực hiện công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các chi phí giảm thiểu các chi phí không tạo nên sự khác biệt sản phẩm để tránh giá thành sản phẩm tăng quá cao vượt mức tiêu dùng cho phép.

Mặt khác thời gian để xây dựng chiến lược này tương đối lâu dài và tốn nhiều công sức công ty cần phải nghiên cứu sản phẩm mới, nghiên cứu nhu cầu thị trường thu thập và xử lý thông tin sau đó mới xây dựng chiến lược

Về khả năng thực hiện

+ Về nguồn lực tài chính: Mặc dù chiến lược này công ty phải tốn kém nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường cùng với chi phí cho việc nghiên cứu sản phẩm nhưng với sự hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại cho vay vốn ưu đãi thì công ty có đủ nguồn lực tài chính cho chiến lược.

+ Về nguồn lực vật chất: Với công nghệ như hiện nay của công ty để thực hiện được chiến lược này công ty cần phải mua sắm cải tiến lắp đặt thêm dây chuyền máy móc thiết bị. Chính vì vậy so với chiến lược 1 nó không tận dụng được máy móc hiện có của công ty.

+ Về nguồn nhân lực: Với chiến lược này công ty không đủ tiềm lực và khả năng nghiên cứu sáng chế sản phẩm khác biệt hoá cho một số nhóm khách hàng. Nếu muốn thực hiện chiến lược này công ty cần mua lại sáng chế, công nghệ, thiết bị …

c.. Phương án 3: Chiến lược liên doanh liên kết

Về chỉ tiêu lợi nhuận

Hiện tại công ty cũng đã tổ chức hợp tác liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu. Mặt khác khi tiến hành hoạt động liên doanh liên kết mà công ty không gắn với hoạt động nghiên cứu thị trường thì cũng khó đảm bảo mục đích vì lợi nhuận.

Về chi phí

Khi tham gia liên kết tức là công ty đã tự tìm cách quản lý đầu vào và đầu ra sản phẩm của mình. Vì vậy khi thực hiện chiến lược này đòi hỏi rất nhiều về chi phí như chi phí nghiên cứu khách hàng mà công ty sẽ tiến hành hoạt động liên doanh liên kết, chi phí thuê thêm đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực kinh doanh mà công ty sẽ mở rộng và lâu dài công ty sẽ phải tăng số lượng đội ngũ quản lý vùng nguyên liệu trong công ty và từ đó dẫn đến rất nhiều chi phí khác liên quan đến lao động.

Về khả năng thực hiện

+ Về nguồn lực tài chính: Cũng giống như hai chiến lược trước, chiến lược này của công ty không cần nhiều tài chính so với hai chiến lược trên nên với sự hỗ trợ vốn từ vốn vay đầu tư cho vùng nguyên liệu công ty có khả năng thực hiện được chiến lược này.

+ Về nguồn lực vật chất: Khi thực hiện chiến lược này công ty cần phải nghiên cứu sự không công bằng giữa các giai đoạn sản xuất hay trong một giai đoạn sản xuất. Điều này yêu cầu công ty phải có giải pháp chiến lược ở phạm vi rộng. Ngoài ra công ty cũng phải tiến hành đầu tư các trạm quản lý nguyên liệu. Vì vậy so với hai chiến lược trên chiến lược này là rất phức tạp trong việc thực hiện. Đòi hỏi công ty phải nghiên cứu kỹ thị trường.

+ Về nguồn nhân lực: Với đội ngũ quản lý hiện nay đã và đang thực hiện liên doanh liên kết thì việc thực hiện chiến lược này là không khó khăn. Cần có cung cách quản lý thay đổi, chế tài mềm dẻo trong quản lý nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP mía đường 333 giai đoạn 2011 2015 (Trang 73 - 75)