Đặc điểm đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP mía đường 333 giai đoạn 2011 2015 (Trang 42 - 43)

- Tổ sản xuất phân vi sinh: Trực thuộc nhà máy đường: Có nhiệm vụ sản xuất

b.Đặc điểm đối thủ cạnh tranh

Trong tỉnh có nhiều các lò sản xuất đường thủ công của các cơ sở kết tinh đường trực tiếp từ mía cây. Các cơ sở này có công nghệ thô sơ sản xuất nhỏ lẻ hiệu suất thu hồi đường thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Trong những năm gần đây tỉnh Daklak đã có các văn bản cấm các cơ sở này sản xuất vì những ảnh hưởng đến môi trường, lợi ích kinh tế thấp.

Ngoài tỉnh: Hiện nay trên toàn quốc có 40 nhà máy đường trải đều 3 vùng địa lý của đất nước. Chủ yếu trên các tỉnh có thuận lợi cho vùng nguyên liệu. đối thủ cạnh tranh của công ty ở các tỉnh lân cận là: Công ty Mía đường ĐăkNông, Công ty Đường Gia Lai; Công ty đường Khánh Hòa … Đây là những nhà máy đường có công nghệ tiên tiến, công suất thiết kế cao và có vùng nguyên liệu tương đối ổn định và vững bền. Đối với các nhà máy đường ngoài tỉnh công ty cần có chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu, hoạch định sản phẩm, đầu tư thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và có những quy chế đầu tư vùng nguyên liệu thích hợp khuyến khích người trồng mía để cạnh tranh với các đối thủ này.

Trong hệ thống các nhà máy đường trong toàn quốc hầu hết đều là Công ty Cổ phần, có 04 nhà máy liên doanh với nước ngoài là Bourbon Tây Ninh (Pháp), Việt Đài Thanh Hoá (Đài Loan), Bourbon Gia Lai (Pháp), Liên doanh Nghệ An – Anh (Anh), 4 nhà máy này có công suất lớn, công nghệ tiên tiến, tài chính mạnh sức cạnh tranh cao, trải đều ở 3 miền. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đường không tăng nhưng hầu hết các nhà máy đều đầu tư nâng công suất thiết kế, cải thiện chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP mía đường 333 giai đoạn 2011 2015 (Trang 42 - 43)