LI NÓI Ờ ĐẦU
3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC L/C TẠI CÁC
3.1.5. Rủi ro chính trị
Hoạt động trong một nền kinh tế còn chưa ổn định cho nên hệ thống Luật pháp quốc gia còn thiếu sự nhất quán giữa các quy định được ban hành. Chính sự khập khiễng này đã làm sứt mẻ các quan hệ trong nền kinh tế dù các bên đã cố gắng thực hiện trách nhiệm của mình. Ví dụ trường hợp một công ty nhập khẩu đến VCB xin mở một L/C cho người hưởng lợi nước ngoài. Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở L/C và giấy cam kết của khách hàng, căn cứ vào tình hình tài chính, phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ 20%. Quy định mức tiền ký quỹ này là một biện pháp để ngân hàng mở tự bảo vệ mình. Khi đồng ý mở L/C cho doanh nghiệp, VCB cũng vận dụng kết hợp các thông lệ quốc tế không chỉ trong ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm... và yêu cầu vận đơn phải được theo lệnh của ngân hàng phát hành. Theo thông lệ quốc tế về vận tải, với vận đơn đó ngân hàng sẽ được quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho khách hàng khác nếu đơn vị mở L/C không có khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ bị phá sản. Song thực tế lại diễn ra không theo như ý muốn của các bên tham gia. Sau khi hàng đã giao và bộ chứng từ thanh toán đã đến ngân hàng mở - VCB, ngân hàng yêu cầu đơn vị nhập khẩu thanh toán để nhận chứng từ đi lấy hàng thì họ lại không có khả năng thanh toán do có nhiều hợp đồng bị thua lỗ trước đó. Sau khi không còn có hy vọng gì về việc người mua có thể thanh toán được tiền hàng, VCB đã phải cầm chứng từ hàng hoá đi nhận hàng của người nhập khẩu nhưng đã bị hải quan từ chối với lý do: “ngân hàng chỉ là người bảo lãnh chứ không phải người mua nên không được nhận hàng”. Đây là mặt hàng phải có quota nhập khẩu nên ngân hàng không có đủ điều kiện để nhận hàng hoặc bán lại cho bên thứ ba. Rõ ràng ngân hàng mở trong trường hợp này đã tìm cách tự bảo vệ mình nhưng rủi ro vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát.
Cũng xuất phát từ sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, việc thường xuyên sửa chữa, bổ sung thay đổi các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp
dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Chẳng hạn như trường hợp của một doanh nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng ký một hợp đồng xuất khẩu gỗ cho một công ty của Đài Loan. Sau khi hợp đồng được ký kết, Nhà nước lại ban hành quyết định tăng thuế, hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Do đó doanh nghiệp đã không cung cấp được đủ số lượng cho bên nước ngoài theo đúng thời hạn. Bên Đài Loan đã căn cứ vào đó để phạt thanh toán chậm 20 ngày, gây thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp. Cùng với mất mát tài chính của đơn vị xuất khẩu, uy tín của VCB với tư cách là ngân hàng thông báo cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh sự thiếu nhất quán về các quy định ban hành có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì bản thân việc vận dụng UCP500 vào hoạt động thanh toán L/C của các ngân hàng (trong đó có Ngân hàng Ngoại thương và NHTMCP Quân đội) cũng còn có nhiều bất cập, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tín dụng chứng từ. Những khó khăn, vướng mắc này không phải lúc nào cũng gây thiệt hại về tài chính của ngân hàng nhưng chúng thường xuyên làm ảnh hưởng tới tiến độ thanh toán L/C cũng như uy tín của ngân hàng.Trong năm 2000, đối với L/C nhập khẩu ở VCB có tới 50% bộ chứng từ của người xuất khẩu nước ngoài xuất trình theo L/C do ngân hàng Ngoại thương mở có khác biệt. Trong số các chứng từ có sự khác biệt đó, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1% trường hợp tranh chấp được xử lý theo nguyên tắc thực hành của bản thân từng ngân hàng, 80% các trường hợp xử lý theo UCP500 không hiệu quả, tức là phía nước ngoài đã chấp nhận những sai sót mà Vietcombank đưa ra. Tỷ lệ áp dụng UCP500 không có hiệu quả là 19%. Như vậy, nếu xét riêng trong phạm vi giải quyết tranh chấp L/C theo quy định của UCP500 thì tỷ lệ không hiệu quả là 20%. Đây không phải là con số đáng lo ngại nhưng nó gây ra ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngân hàng và gây ra những thiệt hại lớn tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
Đối với L/C xuất khẩu, có đến 40% bộ chứng từ của các nhà xuất khẩu Việt Nam mà VCB đóng vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận
bị phía bạn thông báo là có sai sót. Trong đó, 1,2% tranh chấp được giải quyết không dùng UCP500; 17,8% tranh chấp được ngân hàng giải quyết ổn thoả dựa trên cơ sở UCP500, bác bỏ hợp lý những khác biệt mà ngân hàng nước ngoài thông báo, bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước; còn lại khoảng 40% tranh chấp mà vận dụng UCP500 giải quyết không có hiệu quả. Nhiều trường hợp các nhà xuất khẩu Việt Nam phải lập lại bộ chứng từ hoặc chuyển sang nhờ thu. Có những trường hợp tranh chấp gây thiệt hại nặng cho khách hàng của Vietcombank cũng như bản thân ngân hàng.
Như vậy, những vướng mắc về các văn bản pháp lý cũng như những