LI NÓI Ờ ĐẦU
3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC L/C TẠI CÁC
3.1.1. Rủi ro do người mở L/C mất khả năng thanh toán
VCB luôn là người cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, điều này thể hiện thông qua tỷ lệ miễn ký quỹ khá cao mà ngân hàng áp dụng cho các khách hàng của mình. Thường thì tỷ lệ miễn ký quỹ ở mức 80%-90%, thậm chí với những khách hàng truyền thống có tình hình tài chính ổn định, ngân hàng miễn ký quỹ 100%. Đây là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhưng rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi nếu các khách hàng của VCB rơi vào tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ dẫn đến bị mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản. Khi đó ngân hàng sẽ phải gánh chịu hậu quả khó lường và còn có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động chung của ngân hàng. Những rủi ro này không chỉ xuất phát từ việc phát hành L/C nhập hàng trả chậm mà ngay cả việc phát hành L/C trả ngay bằng vốn tự có trong thực tế cũng dẫn đến rủi ro không nhỏ.
Trong vài năm trở lại đây, VCB đã chịu nhiều thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm cho một số doanh nghiệp mà sau đó các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán hoặc đang ở trong vòng tố tụng. Trong những trường hợp này, nếu VCB đứng ra trả tiền thay cho các doanh nghiệp đó thì mức độ xảy ra rủi ro rất cao vì khả năng thu hồi được tiền là rất mỏng manh. Nhưng theo quy định của L/C ngân hàng mở phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán khi người mua mất khả năng thanh toán. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ luật lệ quốc tế, VCB đã phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn. Chẳng hạn như đầu năm 1998, VCB đã phải cho vay bắt buộc đối với các doanh nghiệp gần 100 triệu USD để thanh toán các L/C đã quá hạn nhằm đảm bảo uy tín của ngân hàng trong TTQT. Tuy các khoản vay này đều có thế chấp bằng tài sản cố định của các doanh nghiệp, nhưng lại làm giảm khả năng cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư khác. Mặt khác, khả năng thu hồi vốn cho vay chưa thực sự an toàn bởi tình hình tài
chính - kinh doanh của các doanh nghiệp nợ quá hạn thanh toán L/C thường không tốt.
Một số sự việc đã xảy ra với VCB trong thời gian qua như trường hợp của công ty Imexco, VCB mở L/C trả chậm cho họ. Nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, Imexco làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả, không thanh toán được cho ngân hàng khi đến hạn. Vừa qua VCB chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phải tiến hành đàm phán với công ty Kanematsu (Nhật) thanh toán dứt điểm 4 L/C trả chậm quá hạn phát sinh từ năm 1987 với tổng số tiền là 1199 triệu Yên (bao gồm: 703 triệu nợ gốc và 496 triệu nợ lãi), tương đương 11,2 triệu USD. Kết quả là VCB đã phải trả 75% nợ gốc với số tiền là 527 triệu Yên, tương đương 4,9 triệu USD. Đó là chưa kể đến các vụ án kinh tế lớn có liên quan đến L/C trả chậm do VCB phát hành như vụ án Minh Phụng, Tamexco... đã làm tốn không biết bao nhiêu công sức của ngành toà án cũng như công luận.
Bên cạnh đó, tình trạng một số doanh nghiệp do có khó khăn về tài chính nên không lo vốn được vốn để thanh toán khi các chứng từ phù hợp khá phổ biến. Họ thường vin cớ do hàng chưa về hoặc hàng đang có vấn đề chờ thương lượng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán. Điều này gây ra những khó khăn không nhỏ cho VCB vì nếu để chậm trễ, dẫn tới quá thời hạn thanh toán, các ngân hàng nước ngoài sẽ phạt tiền VCB. Thiệt hại về tài chính tuy không đáng kể nhưng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.