Rủi ro kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 64)

LI NÓI Ờ ĐẦU

3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC L/C TẠI CÁC

3.1.3. Rủi ro kỹ thuật

Rủi ro này thể hiện trong việc các doanh nghiệp Việt Nam khá khó khăn để lập được một bộ chứng từ hoàn hảo, hoặc các Ngân hàng thương mại Việt Nam không hành động đúng theo UCP500 và các thông lệ tập quán quốc tế khác.

Do những yêu cầu nghiêm ngặt của chứng từ trong thanh toán nên rất khó cho doanh nghiệp có thể lập được một bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung của L/C. Ví dụ như các chứng từ xuất trình qua VCB thường là mắc ít nhất một sai sót nào đó từ những sai sót đơn giản như sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ, số lượng... đến những sai sót lớn như thiếu loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C và không thống nhất với nhau, hay hối phiếu sai người bị ký phát... Những sai sót mà có thể sửa chữa được thì VCB đã báo ngay cho các đơn vị xuất khẩu để sửa chữa, bổ sung, nhưng còn những sai sót không thể sửa chữa được mà người nhập khẩu bắt lỗi thì đem lại rủi ro không thanh toán. VCB đã gặp phải những bộ chứng từ xuất trình với các sai sót như sau:

- Bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng:

+ Bộ chứng từ thanh toán theo L/C số 0180123980 ILC 0025 thiếu một giấy chứng nhận xuất xứ và một giấy chứng nhận trọng lượng.

+ Bộ chứng từ thanh toán theo L/C số 025012398 ALC 0014 thiếu một bản vận đơn gốc, hai bản danh mục đóng hàng chi tiết so với quy định của L/C.

- Hối phiếu nhầm người bị ký phát:

L/C số 018012396 ILC 0023, công ty may Hưng Yên là người hưởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho Keore Exchange Bank, Seoul thì lại ký phát cho người yêu cầu mở là National Sundrives Import and Export Coporation.

- Sai sót trên hoá đơn thương mại:

Ngoài những lỗi chính tả về tên, địa chỉ, ký hiệu, mã hiệu..., thiếu chữ ký trên hoá đơn, người xuất khẩu còn lập hoá đơn thương mại với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng. Nếu đã vượt ra ngoài dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ từ chối trả tiền. Trong trường hợp này phải lập hai bộ chứng từ thanh toán: một bộ hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở thư tín dụng, một bộ hối phiếu đòi tiền người mua với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng cùng với một uỷ thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền. Trên tờ hối phiếu nhờ thu này, người bán phải ghi câu: “Số tiền vượt quá chuyển sang nhờ thu”. Nếu như

người bán và ngân hàng không khẩn trương, để quá thời hạn của L/C thì người bán sẽ bị thiệt và phần nào điều này cũng có ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Ngoài ra còn xảy ra nhiều sai sót không thể sửa chữa được thì phải chờ ý kiến của bên mua. Do eo hẹp về vốn, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta thường thanh toán theo L/C trả ngay. Nhưng nhiều khi phải mất một vài tháng sau kể từ khi VCB đòi tiền đơn vị mới nhận được tiền. Bên nước ngoài thường mở L/C cho các nhà xuất khẩu nước ta quy định họ chỉ thanh toán khi nhận được bộ chứng từ do vậy thời gian thanh toán bị kéo dài. Có ngân hàng chỉ thanh toán cho ta khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý thanh toán. Trong những trường hợp như vậy, người bán chịu rủi ro lớn nhất nhưng thực tế lại ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Ngân hàng Ngoại thương với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Mất mát về uy tín là mất mát lớn nhất và sâu sắc nhất ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng trong lòng thị trường.

Về phía người mua, khi họ từ chối thanh toán không đúng với quy định của UCP500 cũng gây khó khăn cho ngân hàng. Đó là trường hợp của công ty Hưng Thịnh Vũng Tàu, công ty Dịch vụ vật tư nông nghiệp Phú Yên từ chối thanh toán nhưng không chấp nhận trả lại chứng từ cho nước ngoài. Điều 14 UCP500 quy định: “...Nếu ngân hàng mở không giữ chứng từ lại để người xuất trình định đoạt hoặc không chuyển chứng từ lại cho người này thì ngân hàng sẽ mất quyền khiếu nại rằng chứng từ không phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng”. Bởi vậy trong trường hợp này nếu VCB không giao được chứng từ cho người bán nguyên vẹn như khi họ xuất trình thì có nghĩa là ngân hàng phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm do thực hiện không đúng những điều kiện và điều khoản của UCP500.

Những sai sót về kỹ thuật không chỉ xảy ra đối với bộ chứng từ của bên xuất khẩu là người Việt nam mà ngay cả đối tác xuất khẩu người nước ngoài cũng có nhiều sai sót trong việc lập chứng từ gửi đến thanh toán tại ngân

hàng. Chẳng hạn như trong năm 2000, có tới 50% bộ chứng từ của người xuất khẩu nước ngoài xuất trình theo L/C do Vietcombank mở có khác biệt. Trong số này, có nhiều trường hợp VCB phải từ chối thanh toán vì những sai phạm nghiêm trọng từ phía nước ngoài, như: chứng từ không đúng người ký phát, chứng từ vận tải không hoàn hảo, mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương mại không giống quy định của L/C... Việc từ chối thanh toán của VCB là đúng đắn nhưng nhiều khi bên nước ngoài lại không chấp nhận, dẫn đến sự tranh chấp không những gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng mà còn có ảnh hưởng không tốt tới uy tín của VCB.

Rủi ro kỹ thuật từ phía ngân hàng

Mặc dù dày dạn trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và có một mạng lưới đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, song VCB cũng khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thanh toán L/C. Đánh giá một cách khách quan thì đây là một trong các nhân tố làm con số nợ quá hạn L/C trở thành một mối lo cho toàn hệ thống.

Trong thời gian qua có một số cán bộ của VCB đã không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán của ngân hàng cũng như thông lệ quốc tế. Một số chi nhánh có hiện tượng không tiến hành thẩm định đánh giá khách hàng một cách đầy đủ mà vẫn tiến hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng vi phạm nguyên tắc thanh toán. Trong thư yêu cầu phát hành bảo lãnh doanh nghiệp cam kết sẽ thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng, không từ chối, khiếu nại ngay cả khi chứng từ có sai sót. Ngân hàng được uỷ quyền ghi nợ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền vay của của doanh nghiệp để thanh toán giá trị lô hàng và các chi phí phát hành bảo lãnh. Nhưng đến khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán với ngân hàng, tài khoản của doanh nghiệp cũng không đủ tiền thì ngân hàng lại phải thanh toán cho khách hàng. Như vậy trong trường hợp này, chỉ vì sai sót của một số người mà ngân hàng đã phải gánh chịu thiệt hại không đáng có.

Một thiếu sót đáng lưu ý nữa là số cán bộ thanh toán chưa tuân thủ nghiêm ngặt thông lệ quốc tế. Như chúng ta đã biết, thanh toán tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi UCP500 và UCP 500 quy định tất cả các giao dịch chứng từ đều lấy chứng từ làm căn cứ duy nhất. Nhưng có trường hợp do khi nhận hàng về không đúng phẩm chất khách hàng lại yêu cầu ngân hàng tìm lỗi trong chứng từ để từ chối thanh toán. Để giữ vững uy tín cho ngân hàng và củng cố vị thế trên trường quốc tế, các ngân hàng cần có những biện pháp dẹp bỏ hiện tượng “bới lông tìm vết này”. Việc không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán của ngân hàng cũng như UCP500 rất dễ dẫn đến khách hàng cơ hội lợi dụng lần sau và ảnh hưởng tới mối quan hệ với ngân hàng bạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w