Hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB và NHTMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 48)

LI NÓI Ờ ĐẦU

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB VÀ NHTMCP

2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB và NHTMCP Quân đội

♣ Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, cho đến nay VCB đã có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương luôn duy trì được thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Khách hàng đến với ngân hàng ngày một nhiều hơn và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng cũng liên tục tăng qua các năm. Chúng ta có thể thấy được điều này thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2 : Doanh số và tỷ trọng thanh toán XNK của VCB so với cả nước

Đơn vị: triệu USD

Năm

Doanh số thanh toán xuất khẩu

Doanh số thanh toán nhập khẩu

Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu Cả nước Qua VCB Tỷ trọng Cả nước Qua VCB Tỷ trọng Cả nước Qua VCB Tỷ trọng

1997 1998 1999 2000 2001 8.905 4.763 12.085 16.652 18.367 2.467 1.366 3.263 4.163 4.959 28% 29% 27% 25% 27% 11.250 6.061 12.758 19.277 21.205 3.386 1.786 3.317 5.012 5.938 30% 29% 26% 26% 28% 20.155 10.824 24.843 35.929 39.572 5.862 3.152 6.580 9.175 10.897 29% 29% 26,5 % 25,5 % 27,5 %

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 1997 - 2001

Thứ nhất, về thanh toán xuất khẩu

♦ Vào năm 1998, doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB đạt 1366 triệu USD chiếm 29% doanh số thanh toán xuất khẩu của cả nước, thấp hơn so với năm 1997 (doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB năm 1997 là 2467 triệu USD). Sở dĩ có sự giảm sút này phần nào là do sự tác động của các yếu tố khách quan. Khi gia nhập vào ASEAN (7/95), một số mặt hàng xuất khẩu của ta phải cạnh tranh với các nước khác trên thế giới; chẳng hạn như gạo xuất khẩu của ta phải cạnh tranh với Thái Lan, một số mặt hàng may mặc phải cạnh tranh với Trung Quốc... Không những thế, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 cũng có những tác động đáng kể tới hoạt động thanh toán xuất khẩu năm 1998. Song, bắt đầu từ năm 1999, doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng lại tăng lên. Năm 1999 là 3263 triệu USD, năm 2000 là 4163 triệu USD và đến năm 2001 giá trị thanh toán xuất khẩu đạt 4959 triệu USD, tăng 16 % so với năm 2000, đưa thị phần của VCB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng từ 25 % năm 2000 lên 27 % năm 2001. Trong năm 2001, năm đầu của thế kỷ 21, mặc dù Việt Nam có gặp một số khó khăn nhất định do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng cao - 10,3%. Do

đó, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB năm 2001 không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng với một mức khá cao.

Như vậy VCB vẫn duy trì và phát triển được thị phần của mình trong công tác thanh toán xuất khẩu. Trong đó, chi nhánh HCM và Vũng Tàu có tỷ trọng thanh toán lớn trong hệ thống, tương ứng là 51,5% và 23,6% năm 2001. Có được kết quả sôi động như vậy một phần là do bản thân VCB đã có những nỗ lực không ngừng trong công tác thanh toán hộ khách hàng; song bên cạnh đó cũng là do chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ, quota xuất khẩu đã được nới lỏng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể xuất khẩu hàng hoá nằm trong danh mục cho phép xuất khẩu của Nhà nước. Chính sự khuyến khích này là một trong những nguyên nhân để xuất khẩu năm 2000, 2001 có sự tăng trưởng mạnh như vậy.

Thứ hai, về thanh toán nhập khẩu: Cũng giống như trong hoạt động thanh toán xuất khẩu; do trong hai năm 1997, 1998 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên doanh số thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương năm 1998 thấp hơn so với năm 1997. Năm 1997, doanh số thanh toán nhập khẩu là 5862 triệu USD, năm 1998 chỉ đạt 3152 triệu USD. Song, bắt đầu từ năm 1999, doanh số thanh toán nhập khẩu đã liên tục tăng lên; từ 3317 triệu USD năm 1999, tăng lên 5012 triệu USD năm 2000. Đến năm 2001, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua VCB đạt 5938 triệu USD, tăng 15,6 % so với năm 2000, dẫn đến thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của VCB tăng lên 28 % từ 26% năm 2000.

Để có được những kết quả đáng khích lệ trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu như vậy chính là nhờ sự cố gắng hết mình của toàn thể nhân viên cũng như ban lãnh đạo trong VCB. Chất lượng phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng ngoại thương ngày càng tốt hơn, đặc biệt là từ sau khi VCB chính thức tham gia vào mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT (từ ngày 6/3/1995) để hoà nhập với hệ thống thanh toán tiền tệ và tài chính quốc tế và đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng: an toàn, hiệu quả,

nhanh chóng và chính xác. Với công nghệ cao, mạng SWIFT hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng nên giao dịch của VCB đã dần đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một thực tế là trong những năm gần đây tuy giá trị thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB không ngừng tăng lên nhưng tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu của VCB so với cả nước lại có sự giảm sút so với trước đây. Nguyên nhân là do có sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng như ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam,... tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, và do đó việc giảm thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB là không thể tránh khỏi. VCB không thể giữ vị trí độc quyền trong hoạt động TTQT như trước được nữa. Đây chính là một thách thức lớn không chỉ đối với VCB nói riêng mà đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Trong những năm tới, VCB sẽ phải tiếp tục cố gắng nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát triển ưu thế của mình trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu.

Bảng 3: Tổng kim ngạch thanh toán quốc tế tại NHTMCP Quân đội

Đơn vị: 1000 USD

Phương thức Thanh toán

Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Chuyển tiền 780 41.370 1.137 41.925 4.251 32,35 Nhờ thu 33 3.980 97 22.575 2.289 17,42 L/C xuất 371 48.334 384 81.500 6.600 50,23 Tổng thu 93.684 146.000 149.801

Nguồn: Báo cáo ngân hàng năm 1999,2000,2001 của phòng thanh toán quốc tế

Qua biểu trên ta thấy: Giá trị kim ngạch thanh toán quốc tế của NHTMCP Quân đội đều tăng qua các năm nhưng nếu kim ngạch thanh toán của năm 1999 chỉ đạt 93,684 triệu USD thì đến năm 2000 tổng kim ngạch thanh toán tăng đến 146 triệu USD, một bước đột phá trong những năm gần đây. Năm 2001, một năm tình hình buôn bán quốc tế có nhiều biến động theo

chiều hướng xấu hơn là khả quan, tuy vậy NHTMCP Quân đội vẫn giữ được mức tăng dù chỉ là gần 4 triệu USD so với năm 2000, đạt mức 149,8 triệu USD.

Số lượng của các phương thức thanh toán cũng có nhiều thay đổi, đáng chú ý là của phương thức thanh toán chuyển tiền: trong năm 2000, NHTMCP Quân đội đã thực hiện 1.137 lệnh chuyển tiền mà không có bất cứ sai sót nào, hơn 357 lệnh so với năm 1999 và sang đến năm 2001 thì thực hiện thêm được 163 lệnh. Đối với phương thức thanh toán nhờ thu, năm 2000 cũng là năm đánh dấu một bước ngoặt mới, cả số lượng và giá trị đều tăng lên khá cao, tăng 64 món tương ứng với 18,595 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm 2001 lại có một chút giảm nhẹ về số lượng nhưng giá trị thanh toán lại không hề giảm mà vẫn tăng 315.000 USD so với năm 2000. Việc mở và thanh toán thư tín dụng qua các năm không có dấu hiệu của sự suy giảm. Có thể nói đây là phương thức có mức tăng đều và ổn định nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w