KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

LI NÓI Ờ ĐẦU

1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

• Được đánh giá là một ngân hàng thương mại của Việt Nam có uy tín nhất, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) được Nhà nước xếp hạng vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, được tạp chí ASIAN MONEY- tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á- bình chọn là ngân hàng hạng nhất Việt Nam năm 1995, Ngân hàng Chase Manhattan (Mỹ) cấp giấy chứng nhận chất lượng dịch vụ tốt 5 năm liên tục (1996-2000), tạp chí “The Banker” bình chọn là ngân hàng tốt nhất của Việt Nam năm 2000- 2001... Qua nhiều năm đổi mới và hoàn thiện, Ngân hàng Ngoại thương đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khuyếch trương quan hệ buôn bán trên các thị trường lớn đầy tiềm năng. Ngân hàng Ngoại thương đã thực sự vững chắc, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời ngày càng khẳng định mình là ngân hàng đứng đầu trong cả nước, luôn cố gắng vươn lên với phương châm “uy tín hiệu quả- luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”.

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 1996 đến nay, chỉ tính riêng doanh số xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương chiếm 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Ngân hàng Ngoại thương là trung tâm thanh toán liên ngân hàng bù trừ ngoại tệ và cung ứng dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán cho hàng trăm ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương tăng trưởng liên tục, bình quân từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2002, tăng trung bình 22% đạt 27,5% tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế (M2). Tổng dư nợ cho vay trực tiếp nền kinh tế của

Ngân hàng ngoại thương chiếm 8,3% thị phần, khoảng 12% trong khối ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng ngoại thương thường xuyên tham gia các dự án lớn của chính phủ với tư cách là nhà đồng tài trợ. Tổng số vốn cam kết cho các dự án này đến năm 2005 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD.

• Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) tuy mới được thành lập ngày 4/11/1994 song cho đến nay với gần 8 năm hoạt động Ngân hàng này đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Khởi đầu với vốn điều lệ 20 tỷ, sau 8 năm, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng hơn 10 lần lên 209 tỷ VNĐ, bình quân mỗi năm tăng 20-30 tỷ đồng.

Do nguồn vốn phát triển mạnh, NHTMCP Quân đội đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, bảo đảm vốn trong thanh toán và đầu tư tín dụng. Tổng mức cho vay của ngân hàng tính đến thời điểm này là 1,743 tỷ đồng. Vốn cho vay của ngân hàng một phần quan trọng được dành để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội đang tham gia các chương trình lớn, trọng điểm của Nhà nước.

Trong 8 năm qua, ngân hàng đã mở rộng mạng lưới đại lý rộng khắp gồm ba phòng giao dịch tại Hà Nội, hai chi nhánh đặt tại TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1996) và tại Hải Phòng (thành lập năm 1998). Ngoài ra, quan hệ quốc tế của ngân hàng cũng được mở rộng, hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng của 50 nước trên thế giới. Sự mở rộng mối quan hệ này giúp cho ngân hàng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng được ngân hàng quan tâm và từng bước thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp khách hàng.

• Những thành tựu mà VCB và NHTMCP Quân đội đã và đang đạt được quả là đáng khích lệ. Tuy nhiên hiện nay, hai Ngân hàng này cũng đang phải đương đầu với những khó khăn hiện hữu và tiềm ẩn đa chiều của

quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là sự đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong thanh toán quốc tế đặc biệt là theo phương thức tín dụng chứng từ. Thực trạng này đòi hỏi hai Ngân hàng phải phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn để có thể loại trừ được những rủi ro gây thiệt hại không chỉ về mặt vật chất mà còn làm suy giảm uy tín và tiềm lực mà hai ngân hàng đã bỏ công gây dựng bấy lâu nay. Đây cũng là những thách thức mà nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ trở thành nguy cơ to lớn khi thị trường tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển trên những tầm cao mới, khi nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào xu thế tất yếu của thời đại là hội nhập khu vực và toàn cầu hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w