III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
1. Khó khăn
1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp
Về chủng loại, mẫu mã
Chủng loại, mẫu mã của các sản phẩm giấy sản xuất trong nớc mặc dù có đa dạng, phong phú hơn trớc đây nhng vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu ngày một cao của thị trờng. Sản phẩm chủ yếu vẫn là giấy in, giấy viết có chất lợng cha cao, trong khi nhu cầu của thị trờng về các sản phẩm này dờng nh đã bão hoà. Các sản phẩm nh giấy bao bì chất lợng cao, giấy in tráng các loại và các loại giấy cao cấp khác hiện đang có nhu cầu rất cao, hàng năm vẫn phải nhập khẩu với số lợng lớn thì cha đợc chú ý đầu t. Chính sự mất cân đối trong đầu t, trong việc đa dạng hoá sản phẩm này đã cho thấy tính ì rất lớn trong t duy kinh doanh của các doanh nghiệp giấy. Sự thiếu linh hoạt trong sản xuất kinh doanh đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam.
Về chất lợng
Máy móc trang thiết bị hạn chế khiến cho sản phẩm làm ra cha đáp ứng đợc yêu cầu về chất lợng nh độ bền của giấy cha cao, độ đồng đều và định lợng không ổn định,... Vì thế các sản phẩm giấy cha phù hợp với các hệ thống máy gia công hiện đại, gây khó khăn cho quá trình sản xuất.
Đối với các sản phẩm giấy cao cấp, chất lợng hàng Việt Nam thua hàng ngoại là điều dễ nhận thấy và rất dễ lý giải. Đó là do Việt Nam đi sau về công nghệ, bởi Việt Nam hiện nay mới bớc đầu đầu t vào sản xuất các mặt hàng này nên còn nhiều bỡ ngỡ,... Nhng với các mặt hàng đợc đánh giá là mặt hàng truyền thống của ngành giấy Việt Nam nh giấy in, giấy viết thì tại sao chất lợng vẫn đi sau hàng ngoại? Không thể đổ lỗi cho việc thiếu kinh nghiệm, cho việc không chủ động về nguồn nguyên liệu hay do máy móc thiết bị cũ kỹ đợc. Đơng nhiên là những yếu tố này cũng là những tác nhân làm giảm chất lợng sản phẩm nhng những nguyên nhân này đều có thể khắc phục hoàn toàn hoặc phần nào nhờ những cải tiến về mặt kỹ thuật và quản lý.
Chất lợng sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Với chất lợng nh vậy, các sản phẩm của Việt Nam bị lấn át ngay trên "sân nhà" là điều khó tránh khỏi.
Về giá cả
Công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao nguyên liệu, năng lợng để sản xuất ra một tấn giấy của Việt Nam rất cao. Ví dụ, ở công ty giấy Việt Trì, một tấn giấy sản xuất trên dây chuyền thiết bị mới chỉ tốn 30 m3 nớc, trong khi dây chuyền cũ tốn gấp 3-4 lần. Mức tiêu thụ năng lợng ở dây chuyền mới chỉ chiếm 7% giá thành, bằng 1/3 đến 1/2 mức tiêu hao của các dây chuyền cũ.
Cũng vì công nghệ lạc hậu nên nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bị lãng phí rất nhiều. Trong khi ở nhiều nớc, tỷ lệ chất độn trong giấy lên đến 40% thì giấy của Việt Nam gần nh đợc sản xuất hoàn toàn từ bột giấy loại tốt. Chi phí bột giấy nhập khẩu chiếm khoảng 65-70% giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất từ nguyên liệu trong n- ớc thì chi phí chỉ chiếm khoảng 25-30% giá thành. Các tập đoàn giấy lớn trên thế giới thờng sản xuất cả bột giấy đã nâng giá bột giấy nhằm hỗ trợ giá giấy và làm giảm sức cạnh tranh của những công ty giấy bị lệ thuộc vào nguồn bột nhập khâủ nh trờng hợp của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2003, giá bột giấy nhập khẩu đã tăng 16-19% so với cùng kỳ năm ngoái và có chiều hớng sẽ còn tiếp tục tăng. Ngoài ra, các chi phí đầu vào khác nh điện, dầu, than đều tăng, làm chi phí đầu vào tăng bình quân 5%, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Hơn nữa, chi phí tiền lơng và quản lý doanh nghiệp nh đã phân tích ở trên chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm cũng đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Giá thành cao đã khiến các sản phẩm giấy Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ ngay tại thị trờng nội địa chứ cha nói tới việc xuất khẩu ra nớc ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi giá các sản phẩm nhập ngoại đã thấp lại càng thấp hơn vì thuế suất nhập khẩu đã giảm từ 40-50% xuống còn 20% theo lộ trình gia nhâplj AFTA.
Tóm lại, khả năng cạnh tranh của sản phẩm giấy Việt Nam còn rất nhiều điều đáng bàn và để cạnh tranh ngang ngửa đợc với hàng ngoại thì còn một quãng đờng rất dài trớc mắt.