Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rơi vào tình trạng thua lỗ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đối vớisản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam (Trang 49 - 51)

II. ảnh hởng của biến động thị trờng cà phê thế giới đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu

1. ảnh hởng đến xuất khẩu.

1.2. Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rơi vào tình trạng thua lỗ.

Mong đợi của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê là lợi nhuận. Tuy nhiên mong đợi này quả là khó thực hiện trong điều kiện hiện nay do tình hình giá nội đội giá ngoại phát sinh. Tại thời điểm biến động giá cả, giá FOB TP.HCM giảm xuống chỉ còn 300USD/tấn. Trong khi đó chi phí thu mua, chế biến, xuất khẩu đã lên tới 600đồng/kg, và giá nguyên liệu mua vào tới 4250đồng/kg. Thậm chí có khi giá thành cà phê quốc doanh còn lên tới 11.000-12000đồng/kg. Sở dĩ có tình trạng này là do các nông trờng phải gánh chịu nhiều chi phí hạ tầng nh

nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê đều lâm vào tình trạng thua lỗ, công nợ lớn.

Một đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Việt Nam là nguồn vốn kinh doanh nhỏ. Vì vậy, vào mỗi vụ mùa, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thờng mua cà phê vào nhng lại không có khả năng găm giữ hàng lâu vì phải quay vòng vốn và do hệ thống kho chứa không đảm bảo. Vì vậy, thờng xảy ra hiện tợng cà phê bị bán tống bán tháo vào giai đoạn thu hoạch, thậm chí bán với giá rẻ do bị ép giá. Nhng sau đó lại không còn hàng để bán mặc dù nhu cầu trên thị trờng vẫn rất cao. Trong cuộc khủng hoảng thừa cà phê vừa qua, khi giá cà phê trên thị trờng giảm xuống kỷ lục, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê của Việt Nam không thể tạm trữ cà phê trong một thời gian dài để chờ giá lên mà phải vội vàng bán đi chịu thua lỗ nặng. Trong khi đó, đến cuối niên vụ 2002, giá cà phê có xu hớng tăng ( mặc dù sự phục hồi này là không ổn định), giá cà phê nhân loại I đã tăng lên đến 9200 đồng/kg, loại II cũng ở mức 8400-8800đồng/kg nhng trong kho của rất nhiều doanh nghiệp nhà nớc cũng nh t nhân kinh doanh cà phê đều không còn cà phê do đã "nhanh nhạy" bán "chạy" để thoát rủi ro tồn đọng cà phê trong kho và do lo sợ giá cà phê sẽ tiếp tục giảm.

Sự biến động giá cà phê trong thời gian qua đã gây khó khăn về tài chính cho hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê ở các nớc. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tình trạng thua lỗ càng nặng nề hơn. Đến nay, tổng số lỗ của các doanh nghiệp dự tính ít nhất là 100 tỷ đồng.Do nguồn vốn eo hẹp, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thờng phải vay vốn ngân hàng trong ngắn hạn và hoàn trả sau mỗi đợt xuất khẩu thu ngoại tệ về. Vì giá cả giảm quá thấp nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu cà phê đều lâm vào tình trạng thua lỗ, công nợ lớn, khả năng trả nợ cho ngân hàng bị hạn chế. Hiện nay, d nợ cho vay cà phê của các ngân hàng hiện đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong d nợ cho vay các doanh nghiệp. Một số địa phơng có tỷ trọng vay nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn là: Đắc

Lắc chiếm tới 76,3%, Lâm Đồng: 50%, Gia Lai: 49% và KonTum: 38%. Tính đến 31/3/2002, số lãi còn phải thu lên tới 88.735 triệu đồng. Các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu cà phê rơi vào tình thế tiến thoái lỡng nan. Nếu tiếp tục vay ngân hàng để duy trì hoạt động, chờ cà phê lên giá mới bán ra thì sẽ rất mạo hiểm, đấy là cha kể đến một số doanh nghiệp còn không đủ điều kiện để vay ngân hàng do không đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Còn nếu doanh nghiệp tranh thủ bán tống bán tháo cà phê để gỡ gạc lại phần nào vốn thì cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn tài chính khiến cho nhiều doanh nghiệp có thể phải tạm ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đối vớisản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w