Chuyển nh−ợng (Transfer)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Thị trường bất động sản doc (Trang 29 - 30)

2.1 Hợp đồng và chứng th− (Contract and Deed)

Hầu hết các quốc gia đều áp dụng quy trình chuyển nh−ợng theo hai b−ớc. Các bên ràng buộc nhau bằng một hợp đồng và tiến hành giao dịch bằng chứng th−. Hợp đồng th−ờng có chữ ký của ng−ời bán và ng−ời mua, đôi khi chỉ có chữ ký của ng−ời bán.

Với các n−ớc theo Luật Chung, hợp đồng th−ờng khoáng đạt hơn và các điều khoản quan trọng th−ờng đ−ợc thể hiện bằng ngôn ngữ cổ chắc chắn.

Hợp đồng phổ biến đ−ợc thể hiện d−ới hình thức văn bản, tuy nhiên hợp đồng miệng cũng đ−ợc chấp nhận (Anh, Thuỵ Điển, Đức quy định hợp đồng viết không phải là bắt buộc).

2.2 Đăng ký (Registration)

a. Khái niệm

Các quyền về bất động sản đ−ợc pháp luật bảo hộ sau khi đ−ợc đăng ký nhà n−ớc; Để khuyến khích việc đăng ký giao dịch bất động sản, pháp luật các n−ớc quy định không chỉ quyền sở hữu mà các quyền khác nh− thế chấp, cho thuê, thông hành địa dịch cũng đ−ợc đăng ký. Một số n−ớc quy định việc đăng ký là bắt buộc trong một thời gian nhất định từ khi giao dịch đ−ợc thực hiện, nếu quá thời hạn, hợp đồng giao dịch không có giá trị.

b. Phân loại

Có 2 hệ thống đăng ký bất động sản:

Hệ thống Đăng ký Địa bạ (Deed Registration System), việc đăng ký đ−ợc thực hiện vào sổ đăng ký (ngày tháng, mục kê) và l−u trữ các chứng th− về quyền sở hữu và các văn bản khác;

Hệ thống Đăng ký Bằng khoán (Title Registration System), việc đăng ký dựa trên cơ sở xác lập giấy chứng nhận đảm bảo các thông tin quan trọng của bất động sản liên quan đến sở hữu và thế chấp.

c. Thông tin về bất động sản

Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị tr−ờng bất động sản (nhà đầu t−, ng−ời mua, ng−ời cho vay, ng−ời cầm thế chấp và các bên liên quan khác) đều cần thiết tiếp cận với thông tin về tình trạng pháp lý của bất động sản liên quan đến giao dịch. Khả năng tiếp cận của công chúng đối với thông tin đăng ký bất động sản là quan trọng; quy định của các n−ớc về vấn đề này cũng rất khác nhau, ở CHLB Đức chỉ có các chuyên gia mới đ−ợc quyền truy cập thông tin đăng ký, bất kỳ sự tra cứu nào cũng phải đ−ợc phép của cơ quan đăng ký, trong khi ở Mỹ thông tin đ−ợc truy cập trên mạng. Các n−ớc Bắc Âu (Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan) là các quốc gia có hệ thống thông tin đất đai (Land Information System) hiện đại khá hoàn chỉnh.

d. Hệ thống một cửa(One Stop System)

Cải cách thủ tục hành chính là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với nền hành chính các n−ớc nói chung trong đó đặc biệt đối với các công việc liên quan đến giao dịch bất động sản.

Hệ thống Một cửa (One Stop System) cho phép ng−ời dân chỉ phải tới một cơ quan để giải quyết các công việc liên quan đến bất động sản của mình. Hà Lan là một n−ớc đang h−ớng tới thực hiện việc cải cách này với sự kết hợp giữa hệ thống thông tin đất đai (LIS) và hệ thống thông tin bất động sản (Real Property Information System).

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Thị trường bất động sản doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)