Tác dụng và ý nghĩa của C/O

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương và hệ thống thuế quan các nước (Trang 44 - 49)

11.1 Tác dụng đối với chủ hàng:Đối với ngời xuất khẩu Đối với ngời xuất khẩu

- C/O là bằng chứng, chứng từ để nớc xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng giao là phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.

Ví dụ: Một công ty xuất nhập khẩu ở Việt nam ký hợp đồng bán thảm đay cho một công ty của Pháp. Trong hợp đồng qui định thảm đay phải có xuất xứ Việt nam, vì vậy khi giao hàng, Công ty xuất khẩu của Việt nam phải xuất trình C/O cho lô hàng để chứng minh rằng mình đã giao đúng đối tợng của hợp đồng về mặt nguồn gốc xuất xứ.

- C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để đợc thanh toán tiền hàng khi sử dụng phơng thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thơng quy định phơng thức thanh toán là th tín dụng L/C thì ngời xuất khẩu chỉ nhận đợc tiền thanh toán khi C/O đợc xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi nh cha đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán.

- C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy chế của Hải quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì C/O là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ để Hải quan thông quan hàng hoá. Ví dụ Tổng Công ty dệt may Việt nam - VINATEX - ký hợp

đồng xuất khẩu áo Jacket sang Bỉ theo hạn ngạch đợc phân bổ để thực hiện Hiệp định về buôn bán hàng dệt, may giữa Cộng đồng Châu âu và Nớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam. Theo thông t liên bộ Bộ Thơng mại và Tổng cục Hải quan số 280/TCHQ-GSQL ngày 29/11/1995 về xuất nhập khẩu hàng hóa có quy định “ những hàng hóa liên quan đến cam kết mà Việt nam ký với các nớc hoặc các Tổ chức quốc tế nh cà phê hoặc hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada, Nauy phải có C/O ” thì khi thông quan hàng hóa VINATEX phải xuất trình C/O phù hợp với lô hàng thì mới đợc phép xuất nhập khẩu.

- C/O có tác dụng nói lên phẩm chất của hàng hoá đảm bảo chất lợng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt là các hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa ph- ơng nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới.

Ví dụ: Khi nói đến cà phê của Việt nam thì ngời ta nghĩ ngay đến cà phê Đắc lắc vì cà phê Đắc lắc đợc đánh giá là sản phẩm có chất lợng tốt nhất so với các loại cà phê khác đợc trồng tại Việt nam. Trên thế giới thì cà phê Brazil là cà phê có chất lợng tốt nhất...

Trong hợp đồng mua bán ngoại thơng, nếu đối tợng mua bán ghi trong hợp đồng đợc gắn với tên và địa danh nơi sản xuất đã có tiếng tăm thì đã chứng minh đợc phẩm chất của hàng hóa đó.

- C/O trong các chế độ u đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đàm phán tăng giá hàng hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở những nớc đợc hởng u đãi thờng sử dụng C/O làm phơng tiện cạnh tranh với các nớc khác không đợc hởng u đãi cho cùng một loại mặt hàng có phẩm chất và giá cả tơng đơng.

Ví dụ: Một công ty sản xuất giày dép xuất khẩu của Việt nam ký hợp đồng bán giày dép sang Đức, vì Việt nam nằm trong danh mục các nớc đợc hởng u đãi thuế quan GSP của EU nên khi xuất giày dép sang Đức những sản phẩm đó sẽ chỉ phải đóng thuế là 13,58% (đợc giảm 5,82%) so với mức thuế Tối huệ quốc. Cụ thể là nếu đôi giày bình thờng bán với giá là 20 USD/đôi, với mức thuế nhập khẩu bình thờng là 19,4% thì phải nộp thuế là 3,8 USD/đôi nhng do đợc giảm thuế nên nhà xuất khẩu chỉ phải nộp thuế là 2,72 USD, và khoản thuế chênh lệch sẽ là 3,8 - 2,72 = 1,12 USD. Nh vậy nhà xuất khẩu có thể đàm phán với khách hàng nâng giá bán của đôi giày lên bằng cách chia tỷ lệ hởng trong khoản chênh lệch thuế 1,12 USD, có thể bán với giá 20,5 USD/đôi. Với giá 20,5 USD/đôi này nhà nhập khẩu vẫn có lợi vì thuế nhập khẩu lúc này cũng chỉ là 2,78 USD/đôi so với mức 3,8 USD/đôi nếu họ nhập khẩu hàng từ một nớc không đợc hởng u đãi.

Tác dụng của C/O càng lớn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa đợc miễn thuế hoàn toàn, bởi vì khi đó nhà xuất khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn.

Đối với ngời nhập khẩu

- C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nớc mà họ muốn. Nớc xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu, nó liên quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu.

- C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan Hải quan n- ớc nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng (đối với những nớc có quy định về C/O) hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất đối với hàng hóa mà trên thực tế hàng hóa đó có thể đợc giảm thuế thậm chí miễn thuế. - C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Trớc đây Mỹ thực hiện chính sách cấm vận một số nớc nh Cuba, Việt nam, Irắc, Nam t... thì những hàng hoá có xuất xứ từ những nớc này sẽ không đợc nhập khẩu vào thị trờng Mỹ.

- C/O Form A, D là căn cứ để ngời nhập khẩu đợc hởng mức thuế u đãi GSP tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu tăng lợi nhuận kinh doanh.

Mức u đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm đợc hởng GSP là đợc giảm 50% mức thuế MFN ở hầu hết các nớc cho hởng, Nhật bản chỉ cho giảm 50% ở 67 mặt hàng nhập khẩu. Trong khi đó chế độ u đãi của Mỹ thì tất cả các hàng hóa đợc hởng u đãi GSP đều có thuế suất bằng 0 tức là đợc miễn thuế. Hiện nay Việt nam vẫn cha đợc hởng chế độ Tối huệ quốc của Mỹ nên hàng của Việt nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn phải chịu thuế ở mức rất cao.

11.2 Tác dụng của C/O đối với Cơ quan Hải quan Đối với Cơ quan Hải quan nớc xuất khẩu Đối với Cơ quan Hải quan nớc xuất khẩu

Khi thủ tục thông quan hàng hóa quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hóa trong đó có bao gồm C/O thì C/O là một căn cứ để Cơ quan Hải quan cho phép ngời xuất khẩu thông quan hàng hóa. C/O giúp Cơ quan Hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá đợc khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nớc mình, xác định tỷ lệ hàng quá cảnh.

Đối với Cơ quan Hải quan nớc nhập khẩu

C/O giúp Cơ quan Hải quan nớc nhập khẩu kiểm tra quản lý đợc hàng hoá nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thơng và quan hệ kinh tế đối ngoại của Chính phủ nớc mình và Chính phủ nớc xuất xứ của hàng hóa. Nó còn giúp Cơ quan Hải quan ngăn chặn kịp thời hàng hóa từ những nớc đang là đối tợng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép Cơ quan Hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thơng, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nớc.

11.3 Đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại th ơng của Nhà n ớc Nhà n ớc

Đối với nớc xuất khẩu

Thông thờng, nớc xuất khẩu là nớc đang và kém phát triển đều thuộc danh mục các nớc đợc hởng u đãi của chế độ u đãi phổ cập GSP của các nớc phát triển thì C/O là bằng chứng để đợc hởng u đãi thuế quan từ GSP.

Ngoài ra C/O giúp các nớc xuất khẩu tăng cờng khả năng thâm nhập hàng hóa vào thị trờng của các nớc phát triển cho hởng u đãi. Giúp mở rộng thị trờng và hàng hóa của nớc xuất khẩu trở nên có sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại của các nớc không đợc hởng u đãi (các điều kiện khác là nh nhau), tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Đối với nớc nhập khẩu

C/O là cơ sở để Cơ quan quản lý chức năng có liên quan thực hiện công tác thống kê ngoại thơng, nắm tình hình nhập khẩu hàng hóa, thực hiện hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nớc đợc phân bổ (nếu có), tình hình chất lợng hàng hóa nhập khẩu từ các nớc, thị trờng khác nhau, xem xét sự tác động về mặt xã hội và vệ sinh môi trờng của hàng hóa nhập khẩu từ đó có biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu, biểu thuế thích hợp, chính sách sử lý môi trờng để bảo vệ sức khoẻ, an ninh... xác định tiêu chuẩn chất l- ợng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nớc khác nhau. C/O cấp cho hàng hóa đợc hởng u đãi thuế quan là căn cứ để Chính phủ nớc cho hởng nắm đợc tình hình thực hiện u đãi, xây dựng và sửa đổi bổ sung kịp thời, có thể giữ nguyên chế độ u đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để đợc cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt thẳng. Dựa trên kết quả thống kê đợc về hàng hóa có chứng nhận xuất xứ để đợc hởng u đãi, EU có thể xác định đợc mức độ phát triển kinh tế chung và kinh tế từng ngành hàng của các nớc đợc hởng u đãi, áp dụng chính sách nớc trởng thành và hàng trởng thành đối với một số n-

ớc có mức độ phát triển kinh tế khá cao. Ví dụ Brunei, Hồng kông, Hàn quốc, Singapore... từ 1/1/1997 không còn nằm trong danh sách các nớc đợc hởng u đãi GSP của EU nữa.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương và hệ thống thuế quan các nước (Trang 44 - 49)