Cơ cấu quản lý:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy ô tô VEAM (Trang 28 - 32)

Thực hiện cơ chế quản lý mới, nhà máy ô tô VEAM thường xuyên quan tâm tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy. Nhà máy áp dụng hình thức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng, gồm ba cấp. Với kiểu cơ cấu này một mặt bảo đảm chế độ một thủ trưởng chỉ huy trực tiếp sản xuất kinh doanh, tính thống nhất, tính tổ chức cao, mặt khác phát huy được năng lực chuyên môn của các phó chỉ huy và phòng chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt quyền làm chủ của người lao động. Nhà máy ô tô VEAM bố trí cán bộ, công nhân viên theo từng chức năng, sao cho đúng ngành nghề nhằm khai thác hết trình độ chuyên môn sẵn có để tận dụng tối đa năng lực trong mỗi cán bộ, mỗi nhân viên.

• Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và các phó giám đốc

- Giám đốc: là người đứng đầu nhà máy điều hành chung các hoạt động của nhà máy. Chịu trách nhiệm trước nhà nước, cơ quan chủ quản về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và tài sản của cả nhà máy.

- Bốn phó giám đốc phụ trách các mảng chuyên môn khác nhau bao gồm phó giám đốc quản lý về lĩnh vực kinh doanh, phó giám đốc quản lý về chuyên môn kỹ thuật, phó giám đốc quản lý tình sản xuất và phó giám đốc quản lý tình hình chung và nhân sự của nhà máy.

• Các phòng chức năng:

+ Văn phòng đại diện phía nam: là nơi được ủy quyền thay mặt cho nhà máy xử lý các vấn đề có liên quan đến nhà máy cũng như là nơi phân phối và nhận các đơn đặt hàng của khách hàng ở khu vực miền nam, nhằm giảm thiểu chi phí đi lại cũng như công sức cho cán bộ tại trụ sở nhà máy.

+ Phòng thị trường: là nơi khảo sát, tìm kiếm cũng như cung cấp thông tin về khách hàng, nhu cầu của khách hàng cho nhà máy để nhà máy có những kế hoạch kinh doanh trong tương lai được chính xác hơn, theo kịp với xu hướng phát triển hiện nay.

+ Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh là nơi tìm kiếm các khách hàng, lên kế hoạch marketing, PR cũng như các phương pháp nhằm thu hút được nhiều khách hàng, tìm kiếm được nhiều hợp đồng cho nhà máy. Đề ra các phương án kinh doanh, thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí, xác định nên lựa chọn dự án nào cho nhà máy để nhà máy hoạt động có hiệu quả và mang lại nguồn lợi cho nhà máy.

+ Phòng xuất nhập khẩu: chuyên phụ trách về mảng giao dịch và lưu thương với nước ngoài, do có một số linh kiện cũng như một vài loại máy móc nhà máy không thể tự sản xuất nên việc nhập linh kiện vật tư bên ngoài về là việc làm thường xuyên của nhà máy. Do đó, phòng xuất nhập khẩu đã được ra đời để giúp cho việc thông thương dễ dàng hơn.

+ Phòng vật tư: là nơi nhận, kiểm tra, bảo quản và xuất vật tư đến các phân xưởng phòng ban.

- Chịu sự quản lý của phó giám đốc chuyên môn kỹ thuật:

+ Phòng kỹ thuật công nghiệp: là nơi chịu trách nhiệm toàn bộ về máy móc, trang thiết bị cả sử dụng để sản xuất cũng như các máy móc sẽ được sản xuất và lắp ráp nhằm đưa vào kinh doanh.

+ Phòng quản lý chất lượng: là nơi thẩm định và đánh giá chất lượng của sản phẩm sản xuất ra cả về kỹ thuật bên trong lẫn mẫu mã bên ngoài.

+ Phòng cơ điện: do đặc thù của nhà máy là sản xuất và lắp ráp ô tô nên các vấn đề về điện và cơ là những vấn đề quan trọng cần quan tâm để cho hệ thống máy móc phụ tùng trong bộ máy được hoàn hảo nhất.

- Chịu sự quản lý của phó giám đốc sản xuất, bao gồm các phòng ban + Phòng kế hoạch sản xuất: là nơi đề ra các kế hoạch nhằm tiết kiệm được nguyên vật liệu xuất dùng cũng như giảm thiểu hóa được chi phí trong khâu sản xuất.

+ Các phân xưởng, bao gồm: phân xưởng lò rèn, phân xưởng rập, phân xưởng hàn, phân xưởng sơn.

- Chịu xự quản lý của phó giám đốc nhân sự bao gồm:

+ Phòng tổng hợp: chịu trách nhiệm chung về nhận sự, công đoàn, các chính sách cho người lao động cũng như các vấn đề khác liên quan đến người lao động.

+ Phòng bảo vệ: quản lý các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự trong nhà máy nhằm đảm bảo một môi trường an toàn cho người lao động làm việc.

- Ngoài ra, trực thuộc sự điều hành trực tiếp của giám đốc là phòng tài chính bao gồm phó phòng kế toán, trưởng phòng kế toán và các kế toán viên chia làm hai phòng

+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm quản lý chung, kiểm tra, xét duyệt các chứng từ, giấy tờ từ phòng kế toán chuyển sang.

+ Kế toán: chịu trách nhiệm tiếp nhận, cập nhập, thống kê và lưu trữ tất cả các chứng từ, giấy tờ có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh tại nhà máy trong kỳ.

Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty VEAM Giám đốc Vũ Quang Tâm Phó giám đốc kinh doanh Phạm Vũ Hải Phó giám đốc sản xuất Nguyễn Quốc Thành Phó giám đốc tổng hợp

Mai Văn Diệu

VP ĐẠI DIỆN Trưởng VP phía nam Phạm Văn Nghĩa KINH DOANH Trưởng phòng Nguyễn Đức Nam XNK Trưởng phòng Lê Quang Anh

VẬT TƯ Trưởng phòng Trần Ngọc Linh TCKT Trưởng phòng Vũ Từ Công KTCN Trưởng phòng Nghiêm Hồng Quang QLCL Trưởng phòng Nguyễn Văn Hải

CƠ ĐIỆN Trưởng phòng Nguyễn Đức Dũng KHSX Phó phòng Hoàng Văn Lâm

THỊ TRƯỜNG Trưởng phòng Đỗ Văn Khanh Xưởng hàn Quản đốc Nguyễn Thanh Bình Xưởng sơn Quản đốc Nguyễn Mạnh Thảo Xưởng LR Quản đốc Trịnh Minh Sơn Xưởng dập Quản đốc Mai Huy Hùng Phó giám đốc kỹ thuật Nguyễn ĐứcDũng VPTH Phụ trách Trần Văn An Ban bảo vệ Phụ trách Lê Đình Văn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy ô tô VEAM (Trang 28 - 32)