Bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy ô tô VEAM (Trang 37 - 39)

a) Tình hình lao động

3.1.3.1 Bộ máy kế toán

Bất kỳ doanh nghiệp nào hệ thống kế toán cũng phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp đó để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và nhà máy VEAM cũng không tránh được quy luật chung đó. Xuất phát từ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay nhà máy đang áp dụng mô hình kế toán tập trung (toàn bộ công tác kế toán của công ty được tiến hành tập trung) và bộ phận kế toán áp dụng và thực hiện đúng quy định của pháp luật về chính sách và chế độ kế toán hiện hành.

Sơ đồ 3.2 Bộ máy kế toán tại nhà máy ô tô VEAM

Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do đó, cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho doanh nghiệp trên cơ sở định hình được khối lượng công việc kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt được về hệ thống thông tin kế toán. Ý thức được điều đó, ban lãnh đạo của công ty cũng đã tổ chức được một bộ máy kế toán phù hợp với quy mô của công ty.

- Trong tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đứng đầu là kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) giúp đỡ cho giám đốc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng, và thông tin kinh tế toàn doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy. Đồng thời kế toán trưởng cũng tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn đơn vị theo chế độ và chuẩn mực của Kế toán Việt Nam và điều lệ kế toán trưởng doanh nghiệp hiện hành. Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán thuế Kế toán tài sẩn cố định và vật tư Thủ quỹ

- Phó phòng kế toán: là người giúp đỡ cho kế toán trưởng, thay mặt kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt cũng như đôn đốc các nhân viên phòng kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi và tổng hợp tất cả các hoạt động của nhà máy, báo cáo tổng hợp tình hình doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất, kinh doanh, lãi lỗ cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất của nhà máy.

- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tổng hợp tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích theo lương, các chi phí về ăn ca, chi phí nghỉ bù, nghỉ phép… tất cả mọi vấn đề liên quan đến lương của người lao động

- Kế toán thuế: có nhiệm vụ tổng hợp thuế đầu vào cũng như đầu ra, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp… của nhà máy.

- Kế toán tài sản cố định và vật tư: có nhiệm vụ tổng hợp các vấn đề liên quan đến tình hình tăng giảm tài sản, chi phí khấu hao, các vấn đề về xuất nhập tồn vật tư, hao hụt, dư thừa…

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý về tiền, các vấn đề liên quan đến tiền bao gồm thu, chi… lập báo cáo số dư tiền mặt hàng ngày.

- Ngoài ra nhà máy còn có bộ phận kế toán chi tiết có nhiệm vụ tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh về tất cả các lĩnh vực liên quan đến vật tư, lao động, sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Và các thủ kho về vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy ô tô VEAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w